|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Đồng tiền Thụy Sỹ mất an toàn trong giao dịch

12:00 | 25/04/2018
Chia sẻ
Cùng với vàng và đồng yên Nhật (JPY), đồng franc Thụy Sỹ (CHF) từng được ví như 'bảo bối' trong việc bảo vệ tài sản trong, ngoài nước khỏi rủi ro chính trị, ngoại giao. Tuy nhiên, những bất ổn mới đây đang làm mất dần vị thế của đồng tiền này.
dong tien thuy sy mat an toan trong giao dich Franc Thụy Sĩ bất ngờ giảm giá giữa lúc thị trường hỗn loạn
dong tien thuy sy mat an toan trong giao dich Tờ tiền nào đẹp nhất thế giới?
dong tien thuy sy mat an toan trong giao dich
Giới thiệu đồng 50 Franc mới tại cuộc họp báo của Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ (SNB) tại Bern. Ảnh: Reuters

Vốn được mệnh danh là “thiên đường về thuế”, việc CHF giảm còn 1,2 CHF đổi 1 euro (mất giá 2,5%) đang gây tâm lý bất an cho giới đầu tư toàn cầu. Không ít lời đồn đoán xoay quanh mức giá thấp nhất kể từ năm 2015. Một trong số đó là khả năng miễn nhiễm trước những biến động chính trị, giao dịch tài chính bất minh hay do Ngân hàng Quốc gia Thụy Sỹ (SNB) từ chối hợp tác với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong thắt chặt các chính sách tiền tệ, sau khi kết thúc chương trình mua bán trái phiếu vào cuối năm 2018.

Ngay lập tức Chủ tịch SNB Thomas Jordan nhanh chóng bác bỏ thông tin và từ chối bình luận.

Theo dữ liệu từ Ủy ban Giao dịch Hàng hóa kỳ hạn Mỹ (CFTC), việc sụt giảm 2,5% giá trị CHF đã thu hẹp khoảng cách giữa tổng giá trị đồng USD và CHF trong lưu thông.

Theo ông Jonathan Davies - Trưởng Bộ phận Chiến lược tiền tệ thuộc Khối Quản lý tài sản của Ngân hàng UBS (Thụy Sỹ), tỷ giá trên là hợp lý trong thời điểm hiện tại, dù có ảnh hưởng khác nhau đến chính sách tiền tệ của ECB, nhưng khẳng định đồng CHF vẫn giữ nguyên lợi thế.

Giám đốc Chiến lược kinh doanh Ngoại hối tại Ngân hàng Merill Lynch (Mỹ) dự đoán khoảng cách giữa EUR và CHF sẽ tiếp tục bị thu hẹp như đã được dự đoán, và tiếp tục giảm giá so với đồng EUR và JPY.

Tâm điểm là do giới giàu Nga bị cáo buộc liên quan đến sự giảm giá đồng CHF, xuất phát từ việc giới này thoái lượng lớn vốn cất giữ ở Thụy Sỹ nhằm trốn tránh các biện pháp trừng phạt mà Mỹ đang áp đặt.

Như hầu hết các ngân hàng trên toàn thế giới, phần lớn nguồn vốn kinh doanh của Thụy Sỹ được hình thành từ tài sản của người dân, trong đó có giới giàu Nga. Theo dữ liệu Ngân hàng Trung ương Nga, 14% tài sản cất giữ tại nước ngoài của công dân nước này trong năm 2017 nằm ở Thụy Sỹ, nhiều gấp 3 lần số liệu Mỹ công bố.

Cơ quan Giám sát tài chính Thụy Sỹ lại không ban hành các yêu cầu cụ thể về việc xử phạt các giao dịch phi pháp từ các tổ chức, cá nhân nước ngoài nhưng yêu cầu các ngân hàng có trách nhiệm hạn chế, giảm thiểu rủi ro pháp lý và giữ uy tín trong kinh doanh. Vì thế, chống rửa tiền và soát xét giao dịch các cá nhân vi phạm là áp lực đè nặng lên vai giới ngân hàng nước này.

Giới chuyên gia nhận định, các giao dịch bất chính không phải là nguyên nhân dẫn đến biến động tỷ giá. Esther Reichelt, chuyên gia phân tích tại Ngân hàng Commerzbank khẳng định không tìm thấy bất kỳ sai sót nào trong giao dịch kể từ khi đồng CHF được phát hành.

Ẩn sau việc thoái vốn chưa từng có của giới đầu tư Nga, đồng rúp Nga (RUB) giảm 6% giá trị so với CHF. Dòng tiền này chưa xác định luân chuyển sang London (Anh) hay Luxembourg, nhưng giới chức trách khẳng định "chắc như đinh đóng cột" rằng các giao dịch có liên quan đều bị phạt.

Giám đốc Điều hành Christopher Granville - Công ty Tư vấn TS Lombard - cho biết, việc Nga thoái vốn là một trong những nguyên nhân dẫn đến biến động giá trị đồng CHF, sau những căng thẳng chính trị mới đây. Đồng thời lưu ý rằng, Nga đã tham gia chương trình trao đổi thông tin tài chính quốc tế tự động (sáng kiến của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế - OECD) nhằm ngăn chặn tình trạng trốn thuế từ năm 2016, nhưng quá trình trao đổi thông tin với các nước thành viên (bao gồm Thụy Sỹ) chỉ mới diễn ra trong tháng 1/2018.

Christopher Granville chia sẻ thêm: “Đồng CHF không còn an toàn để trốn thuế khiến giới giàu Nga rút vốn và tận dụng lợi thế về thuế tại Nga. Hiện thuế suất ở nước này dao động quanh mức 13%”.

Về phía Nga, giới chức năng đã tăng cường các biện pháp giám sát quá trình thu hồi vốn của các công dân và tổ chức trong nước. Theo một nguồn tin, Reuters khẳng định, khoảng vài tỷ USD đã được chuyển vào các ngân hàng Nhà nước Nga trong những tháng gần đây, đồng thời dự đoán con số này tiếp tục tăng dưới tác động từ chương trình chia sẻ thông tin OECD. Phần lớn chủ sở hữu sẽ không lường được việc giao dịch của họ bị kiểm soát cho đến khi nhận thông báo phạt.

Chưa có con số chính xác về lượng tiền chuyển từ nước ngoài về Nga. Ngân hàng Trung ương Nga ước tính 1/5 trong số này là tiền các cá nhân, tổ chức chuyển về từ Thụy Sỹ.

Phạm Thục Trinh