|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh: NĐT cá nhân mua ròng hơn 150 tỷ đồng phiên VN-Index lấy lại mốc 1.040, tâm điểm MSN, VNM, VCG

07:29 | 23/03/2023
Chia sẻ
Trong phiên giao dịch vừa qua, NĐT cá nhân mua ròng 154,7 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh là 119 tỷ đồng.

Lực cầu tiếp tục hỗ trợ để thị trường duy trì sắc xanh trong suốt thời gian giao dịch ngày 22/3. Đóng cửa gần cao nhất phiên, VN-Index có thêm hơn 8 điểm, dừng chân tại mốc 1.040, tương ứng tăng 0,8% so với phiên trước đó.

Thanh khoản khớp lệnh sàn HOSE chỉ đạt 383 triệu đơn vị, tiếp tục duy trì ở mức thấp so với trung bình 20 phiên.

Đà tăng của nhóm trụ cột thuộc ngành ngân hàng như VPB, STB, VCB, EIB, BID, … đã giúp VN-Index củng cố sắc xanh. VPB là tâm điểm của ngành với mức tăng hơn 3% khi đóng cửa. Giá trị giao dịch của VPB dẫn đầu toàn thị trường với 42 triệu cổ phiếu được mua/bán, tương ứng giá trị lên đến 880 tỷ đồng.

Ngoài ngân hàng, nhóm bất động sản và xây dựng như VHM, CTD, HDC, PDR, … cũng ghi nhận giao dịch khởi sắc. Ở phía đối diện, ngành bán lẻ (DGW, FRT, MWG) đóng cửa trong sắc đỏ.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Tự doanh bán ròng gần 290 tỷ đồng

Thống kê giao dịch của bộ phận tự doanh công ty chứng khoán, tự doanh bán ròng 289,4 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ bán ròng 212,5 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tự doanh mua ròng 1/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là dịch vụ tài chính, ô tô và phụ tùng. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày 22/3 gồm VPB, FUEVFVND, SSI, HAH, FUEMAV30, FUEVN100, FUESSV30, FUEKIV30, FUEDCMID, FUEKIVFS.

Trong khi đó, nhóm bị bán ròng mạnh nhất là bất động sản. Top các mã bị bán ròng gồm STB, VIC, MSN, HPG, HDB, VJC, BID, MBB, VNM, MWG.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Tổ chức nội có phiên bán ròng nhẹ

Giao dịch cùng chiều với khối tự doanh, NĐT tổ chức trong nước bán ròng 40,3 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 89,1 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức trong nước bán ròng 12/18 ngành, giá trị lớn nhất là nhóm xây dựng và vật liệu. Top bán ròng có VCG, TCB, VIB, VPB, FRT, MWG, DIG, DGW, VNM, SAB.

Trong khi đó, dòng tiền của tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu công nghệ thông tin. Top mua ròng có STB, VHM, FPT, HPG, PLX, BID, E1VFVN30, DXG, DCM, IJC.

Cá nhân trong nước giảm quy mô mua ròng còn hơn 150 tỷ đồng

Trong phiên giao dịch vừa qua, NĐT cá nhân mua ròng 154,7 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh là 119 tỷ đồng. 

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 8/18 ngành, chủ yếu là ngành thực phẩm và đồ uống. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung gồm MSN, VNM, VCG, DGW, FRT, VIC, HDB, TCB, MWG, PLX.

Phía bán ròng khớp lệnh, NĐT cá nhân bán ròng 10/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành bất động sản, hóa chất. Top bán ròng có VHM, DCM, VCB, KDH, HPG, POW, KDC, VPB, HSG.

 Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Khối ngoại gom ròng gần 190 tỷ đồng

Về phía NĐT nước ngoài, họ mua ròng 188,5 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng 182,7 tỷ đồng.

Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm bất động sản, ngân hàng. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã VHM, DCM, VCB, KDH, STB, VRE, HPG, VCI, POW, KDC.

Tại phía bên bán ròng khớp lệnh, NĐT nước ngoài chủ yếu rút vốn khỏi nhóm dầu khí. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã MSN, PLX, DGW, VNM, FUEVFVND, FRT, NVL, HDB, E1VFVN30.

Thu Thảo

Chủ tịch Hồ Hùng Anh: Techcombank sẽ mở rộng thêm mảng SME, tín dụng tiêu dùng, mục tiêu vốn hoá 20 tỷ USD năm 2025
Techcombank dự kiến chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 15% sau 10 năm liên tiếp giữ lại lợi nhuận. Ban lãnh đạo ngân hàng cho biết Techcombank đang xây dựng chính sách để chia cổ tức một cách bền vững, trong dài hạn chứ không chỉ là một vài năm.