|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 9/6: Tổ chức nội rút ròng gần 270 tỷ đồng phiên VN-Index dao động thăm dò, tâm điểm VPB, VHM

07:00 | 10/06/2022
Chia sẻ
Giao dịch trái chiều với khối tự doanh, NĐT tổ chức trong nước bán ròng 268,6 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 223 tỷ đồng.

Mặc dù VN-Index vượt 1.300 điểm trong phiên trước nhưng dòng tiền nhìn chung vẫn còn thận trọng, do vậy diễn biến thị trường trong phiên hôm qua đã theo hướng điều chỉnh nhẹ và giằng co. Biến động của VN-Index tương đối hẹp và vùng 1.300 điểm đang phát huy yếu tố hỗ trợ.

Kết phiên, VN-Index giảm nhẹ 0,11 điểm, tương đương 0,01% và đóng cửa tại 1.307,8 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên trước với 436,3 triệu cổ phiếu được khớp lệnh trên sàn HOSE.

Nhóm VN30 cũng dao động trong biên độ hẹp và tăng nhẹ 0,07% khi kết phiên. Cán cân giao dịch cân bằng với 14 mã tăng giá và 14 mã giảm giá. Nổi bật là POW và STB tăng 3,2%, theo sau là HPG (+2,7%), VRE (+1,6%), GVR (+1,5%)… Ở chiều ngược lại, những cổ phiếu có diễn biến kém sắc như VCB (-1,8%), SAB (-1,7%), VNM (-1,1%), SSI (-1%), GAS (-1%)...

Diễn biến thị trường thiên về hướng điều chỉnh nhẹ và thăm dò cung cầu nên các nhóm ngành có diễn biến phân hóa và phân hóa giữa các cổ phiếu trong cùng nhóm ngành. Nhóm thép vươn lên và trở thành tâm điểm hút tiền sau nhiều phiên  diễn biến kém sắc, bên cạnh đó nhóm xây dựng và vật liệu xây dựng cũng có chuyển biến khá tích cực với nhiều cổ phiếu đóng cửa trong sắc xanh.

 Thống kê giao dịch của các bên tham gia thị trường. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

Tự doanh đảo chiều mua ròng nhẹ

Trong phiên giao dịch vừa qua, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán đảo chiều mua ròng 5 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ gom ròng 4,6 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tự doanh mua ròng 9/18 ngành với nhóm được mua ròng mạnh nhất là bán lẻ, hàng & dịch vụ công nghiệp. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm qua gồm MWG, DXG, IJC, NLG, ACB, VGC, GMD, STB, FPT, REE.

Bên phía bán ra, tự doanh chủ yếu bán ròng cổ phiếu thực phẩm & đồ uống. Top10 mã bị bán ròng gồm NVL, VIC, NT2, HPG, VNM, HPX, MSN, HDB, NKG, SSI.

  Top5 mã khối tự doanh mua/bán ròng phiên 9/6. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp). 

Tổ chức nội rút ròng gần 270 tỷ đồng

Giao dịch trái chiều với khối tự doanh, NĐT tổ chức trong nước bán ròng 268,6 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 223 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức nội bán ròng 12/18 ngành với giá trị lớn nhất là nhóm bất động sản. Top bán ròng có VPB, VHM, FUEVFVND, HPG, TCB, VIC, MSN, DXG, HSG, NVL.

Trong khi đó, dòng tiền của NĐT tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu nhóm hàng cá nhân & gia dụng. Top mua ròng có E1VFVN30, VGC, PNJ, SSB, LPB, POW, SCS, PVD, HVN, VCI.

NĐT cá nhân mua ròng hơn 80 tỷ đồng, tâm điểm VHM, VCB, VIC

Trong phiên VN-Index dao động thăm dò, giao dịch của NĐT cá nhân trở thành điểm sáng với việc mua ròng 82 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh 63 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, cá nhân trong nước mua ròng 8/18 ngành, trong đó họ tập trung gom cổ phiếu của các doanh nghiệp địa ốc. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung tại các mã VHM, VCB, VIC, VNM, HPG, VPB, NVL, HDG, SSI, CII.

Phía bán ròng khớp lệnh, NĐT cá nhân bán ròng 10/18 ngành còn lại với áp lực rút vốn chủ yếu là nhóm hóa chất, hàng cá nhân & gia dụng. Top bán ròng có: STB, DXG, DPM, PNJ, DCM, VND, PVT, REE, MWG.

Top10 mã NĐT cá nhân mua/bán ròng phiên 9/6. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp). 

Khối ngoại mua ròng phiên thứ 4 liên tiếp

Về phía NĐT nước ngoài, họ có phiên mua ròng thứ 4 liên tiếp. Cụ thể, khối này mua ròng 182 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ gom ròng 156 tỷ đồng.

Mua ròng khớp lệnh chính của NĐT ngoại là nhóm hóa chất, hàng & dịch vụ công nghiệp. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: STB, DXG, DPM, DCM, PNJ, VND, MSN, FUEVFVND, REE, PVT.

Tại phía bán ròng khớp lệnh, NĐT ngoại chủ yếu rút vốn khỏi nhóm bất động sản. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: VCB, VHM, VNM, E1VFVN30, VIC, HPG, SSI, TPB, VCI.

Thu Thảo

VDSC: Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.