|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 9/2: NĐT cá nhân mua ròng kỷ lục gần 2.600 tỷ đồng phiên thị trường giảm sâu

08:27 | 09/02/2021
Chia sẻ
Thống kê trong phiên VN-Index giảm mạnh, NĐT cá nhân mua ròng kỷ lục gần 2.600 tỷ đồng, đối ứng với lực xả từ khối tự doanh (430 tỷ đồng) và khối ngoại (1.400 tỷ đồng). Các mã thu hút dòng vốn của NĐT cá nhân như HPG, VNM, VHM, VIC, VCB...

VN-Index giảm mạnh, nhà đầu tư cá nhân mua ròng kỷ lục

VN-Index sụt giảm 3,88%, đóng cửa ở mức 1.083,18 điểm, giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 19.079 tỷ đồng, tăng 25,4% so với ngày hôm trước, NĐT cá nhân trong nước là bên "cân" cả thị trường với mức mua ròng đạt kỷ lục mới.

Đáng chú ý, NĐT cá nhân đã mua ròng 2.589 tỷ đồng ngày hôm qua, trong đó 2.599 tỷ là mua ròng qua khớp lệnh. Nhà đầu tư cá nhân mua đối ứng với toàn bộ lực bán ròng của khối ngoại, nhà đầu tư tổ chức trong nước và tự doanh.

Cụ thể, các mã được NĐT cá nhân mua ròng khớp lệnh lớn nhất là HPG (322 tỷ đồng), VNM (232 tỷ đồng), VHM (225 tỷ đồng), VIC (198 tỷ đồng) và VCB (168 tỷ đồng). Ở chiều bán ròng, nhóm này bán mạnh nhất LPB (42 tỷ đồng), GMD (20 tỷ đồng), OCB (10 tỷ đồng), CII (8.6 tỷ đồng) và PVD (8 tỷ đồng).

Về giao dịch thỏa thuận, NĐT cá nhân bán ròng cổ phiếu GAB (58 tỷ đồng) cho tổ chức trong nước và mua ròng NVT (63 tỷ đồng) từ khối ngoại.

Về phía NĐT tổ chức trong nước, hoạt đông bán ròng áp đảo với giá trị 749 tỷ đồng, trong đó giá trị bán ròng 813 tỷ đồng qua khớp lệnh.

Khối tự doanh tiếp tục bán ròng hơn 430 tỷ đồng

Thống kê giao dịch của khối tự doanh công ty chứng khoán phiên vừa qua, giá trị bán ròng đạt 432 tỷ đồng, trong đó bán ròng qua khớp lệnh 356 tỷ đồng.

Dòng tiền thông minh 9/2: NĐT cá nhân mua ròng kỷ lục gần 2.600 tỷ đồng phiên thị trường giảm sâu - Ảnh 1.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Tại phía bán ròng, khối tự doanh tập trung xả nhóm chứng chỉ quỹ ETF nội gồm FUESSVFL (60 tỷ đồng), E1VFVN30 (31 tỷ đồng) và FUEVFVND (30 tỷ đồng).

Tại giao dịch cổ phiếu, mã TCB ghi nhận giá trị bán ròng 54 tỷ đồng, theo sau là VNM (49 tỷ đồng), VCB (44 tỷ đồng). Hai mã "họ Vingroup" là VIC và VHM bị khối tự doanh bán ròng lần lượt 37 tỷ đồng và 33 tỷ đồng. Ngoài ra, cùng chiều bán ròng còn có MSN và MBB.

Diễn biến trái chiều, khối tự doanh chủ yếu mua ròng LPB (24 tỷ đồng), GAS (18 tỷ đồng), VRE (15 tỷ đồng) và VGC (13 tỷ đồng). Bên cạnh đó, dòng vốn tự doanh tìm đến cổ phiếu PLX, NT2, HPG, KDH, MWG và FCN.

Khối ngoại quay lại xả 1.395 tỷ đồng sau chuỗi mua ròng 8 phiên liên tiếp

Ngược chiều với khối tự doanh, NĐT nước ngoài quay sang bán ròng mạnh 1.395 tỷ đồng sau khi mua ròng 8 phiên liên tiếp.

Khối ngoại tập trung bán ròng nhóm bất động sản, tài nguyên cơ bản, ngân hàng, thực phẩm và đồ uống. Trong khi đó nhóm được nhiều là điện nước, xăng dầu và khí đốt, bán lẻ.

Trên HOSE, NĐT nước ngoài đảo chiều bán ròng tới 1.411 tỷ đồng với khối lượng 41,6 triệu đơn vị. Cùng với đó, hoạt động bán ròng cũng áp đảo trên UPCoM với giá trị 7 tỷ đồng; ngược lại, khối ngoại mua ròng gần 22 tỷ đồng trên HNX.

Top10 mã bị khối ngoại bán ròng gồm cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hoà Phát chịu áp lực lớn nhất (275,8 tỷ đồng). Mặt khác, dòng vốn ngoại còn rút vốn khỏi các mã như VHM (174 tỷ đồng), VNM (147,9 tỷ đồng), VCB (120,9 tỷ đồng) và VRE (106,7 tỷ đồng)...

Top10 mã hút vốn trong phiên có chứng chỉ quỹ FUESSVFL ghi nhận giá trị mua ròng lớn nhất với 58,2 tỷ đồng. Theo sau, NĐT nước ngoài rót vốn vào các mã VJC (32,2 tỷ đồng), hai chứng chỉ quỹ FUEVFVND (29,2 tỷ đồng), E1VFVN30 (28,8 tỷ đồng) và LPB (24,4 tỷ đồng)...

Lãnh đạo và nội bộ doanh nghiệp đăng ký giao dịch cổ phiếu nào?

Dòng tiền thông minh 9/2: NĐT cá nhân mua ròng kỷ lục gần 2.600 tỷ đồng phiên thị trường giảm sâu - Ảnh 2.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Trong phiên vừa qua, ông Tô Lâm, Tổng giám đốc của CTCP Chứng khoản Bản Việt (Mã: VCI) thông tin muốn mua 190.000 cp VCI trong thời gian từ ngày 9/2 đến ngày 9/3 theo phương pháp khớp lệnh và thỏa thuận. Nếu giao dịch thành công, tỷ lệ sở hữu tại Bản Việt của ông Lâm sẽ nâng lên 22,77% vốn điều lệ.

Thu Thảo

[LIVE] ĐHĐCĐ Vietcombank: Dư nợ cho CBBank vay 10.000 tỷ năm 2022 đã giảm về 1.000 tỷ vào cuối quý I
Ngân hàng dự kiến sẽ trình phương án tiếp tục dùng lợi nhuận của năm 2023 để chia cổ tức. Tuy nhiên, việc chia cổ tức theo hình thức nào (cổ phiếu hay tiền mặt) cần sự phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền.