|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 8/4: Duy nhất NĐT cá nhân gom 570 tỷ đồng bất chấp tự doanh, khối ngoại và các tổ chức trong nước bán ròng

08:11 | 08/04/2021
Chia sẻ
Thống kê giao dịch các bên tham gia thị trường, NĐT cá nhân trở thành bên mua ròng duy nhất với giá trị gần 570 tỷ đồng. Trong khi đó, tự doanh, khối ngoại và các tổ chức trong nước đồng thời rút vốn, kìm hãm đà tăng của VN-Index trong phiên.

NĐT cá nhân trở lại là bên mua ròng duy nhất trên thị trường

Trong phiên giao dịch vừa qua, VN-Index tăng 0,2% đóng cửa ở mức 1.242.38 điểm, giá trị giao dịch đạt 20.215 tỷ đồng, giam 6,5% so với phiên liền trước. Độ rộng thị trường thiên về bên tăng điểm với tỷ lệ cổ phiếu tăng/giảm là 267/155.

Nhà đầu tư cá nhân là bên mua ròng duy nhất trên toàn thị trường. Cụ thể, họ mua ròng 567 tỷ đồng, trong đó mua ròng khớp lệnh là 549 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, nhóm này mua ròng 12/18 ngành, mua mạnh nhất ngân hàng (CTG, STB, VPB, LPB, TPB), thực phẩm đồ uống (VNM), bất động sản (FLC, VHM, DXG, KDH, KBC).

Ngược lại, NĐT cá nhân bán ròng 6/18 ngành gồm tài nguyên cơ bản (HPG), dịch vụ tài chính (SSI), ôtô phụ tùng (TCH).

Trong khi đó, NĐT tổ chức trong nước bán ròng 234 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 134 tỷ đồng. Chịu áp lực bán ròng từ nhóm này có 11/18 nhóm ngành, chủ yếu là ất động sản (FLC, VHM, VIC, DXG), ngân hàng (LPB, BID, VPB, VCB).

Phía mua ròng, tổ chức trong nước rót vốn cho 6/18 ngành gồm dịch vụ tài chính (SSI), ô tô phụ tùng (TCH).

Khối tự doanh bán ròng 127 tỷ đồng, chủ yếu xả chứng chỉ quỹ FUEVFVND

Thống kê giao dịch khối tự doanh, vị thế bán ròng áp đảo trở lại với giá trị 127 tỷ đồng cùng khối lượng gần 6,6 triệu đơn vị, trong đó họ bán ròng 65 tỷ đồng qua khớp lệnh.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ bán ròng 12/18 ngành, các ngành bán ròng nhiều nhất là ngân hàng, xăng đầu khí đốt và công nghệ thông tin. Trong khi đó, khối tự doanh mua ròng 5/18 nhóm ngành gồm bất động sản và tài nguyên cơ bản.

Dòng tiền thông minh 8/4: Duy nhất NĐT cá nhân rót 570 tỷ đồng vào thị trường bất chấp tự doanh, khối ngoại và các tổ chức trong nước bán ròng - Ảnh 1.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Tại phía bán ròng, khối tự doanh tập trung áp lực lên chứng chỉ quỹ FUEVFVND (94 tỷ đồng). Theo sau đó, khối này xả cổ phiếu STB (37 tỷ đồng) VRE (25 tỷ đồng), GAS (18 tỷ đồng).

Hai mã VPB và FPT cũng lần lượt ghi nhận giá trị bán ròng 14 tỷ đồng và 12 tỷ đồng. Một số cổ phiếu cùng chiều như VNM, MBB, LPB và DGC đạt giá trị bán ròng dưới 10 tỷ đồng phiên vừa qua.

Diễn biến trái chiều, khối tự doanh mua ròng cổ phiếu TCB (55 tỷ đồng). Dòng vốn tự doanh còn tìm đến VIC (32,5 tỷ đồng), KDH (26 tỷ đồng) và IJC (11 tỷ đồng). Cùng chiều mua ròng, khối tự doanh cũng rót vốn cho NVL, MSN, PNJ, VHC và chứng chỉ FUESSVFL.

Giao dịch thỏa thuận toàn thị trường tăng lên gần 1.700 tỷ đồng phiên vừa qua

Cùng chiều, NĐT nước ngoài bán ròng 87 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 149 tỷ đồng.

Top mua ròng của nước ngoài là nhóm bất động sản (NVL, VIC, NLG), tài nguyên cơ bản (HPG), ô tô phụ tùng (TCH). Riêng cổ phiếu VRE đã nằm trong top mua ròng của khối ngoại 3 phiên liên tiếp,

Trong khi đó, khối ngoại bán ròng chủ yếu nhóm ngân hàng (CTG, VPB, TPB), thực phẩm và đồ uống (VNM). Như vậy, top bán ròng của NĐT nước ngoài vẫn chưa đổi với CTG và VNM, trong khi GAS, PLX là những tên mới lọt top bán ròng.

Ngày hôm qua, giá trị giao dịch thỏa thuận toàn thị trường đạt tỷ 1.679 tỷ đồng, tăng nhẹ so với các phiên trước đó, trong đó đáng ghi nhận nhất là giá trị thỏa thuận giữa các nhà đầu tư cá nhân với nhau.

Top giao dịch đáng chú ý gồm NĐT cá nhân trao tay nội khối MSN (123 tỷ đồng), NVL (102 tỷ đồng), VJC (102 tỷ đồng), DAH (89 tỷ đồng), IJC (88 tỷ đồng), DPR (55 tỷ đồng), S4A (47 tỷ đồng), OCB (46 tỷ đồng), HPX(42 tỷ đồng), EIB (38 tỷ đồng), NLG (38 tỷ đồng), CII (33 tỷ đồng).

Ngoài ra, NĐT tổ chức trong nước bán KDH (158 tỷ đồng) cho nhóm cá nhân (95 tỷ ) và tổ chức khác (63 tỷ đồng). NĐT nước ngoài mua nội khối VIC (64 tỷ đồng), FPT (67 tỷ đồng), MWG (21 tỷ đồng) và SAB (18 tỷ đồng). Khối ngoại mua FUEVFVND (91 tỷ đồng) từ tự doanh.

Thu Thảo

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.