Dòng tiền thông minh 7/4: NĐT cá nhân mua ròng hơn 500 tỷ đồng, tâm điểm VPB, FLC
Tâm lý tiêu cực của nhà đầu tư sau khi đón nhận nhiều tin tức xấu đã tạo nên áp lực bán mạnh ở một số mã cổ phiếu và điều này khiến VN-Index nhanh chóng rơi vào trạng thái giảm điểm mạnh. Tuy nhiên lực cầu tại nhóm vốn hóa lớn đã tạo sự hỗ trợ giúp VN-Index thoát khỏi sắc đỏ vào cuối phiên.
Kết phiên, VN-Index dừng chân ở vùng giá cao nhất trong ngày với mức tăng gần 3 điểm, tương ứng tăng 0,2% so với phiên trước lên 1.522 điểm.
Nhóm vốn hóa lớn trong VN30 đã hỗ trợ tích cực giúp thu hẹp đà giảm của thị trường chung, khi mà chỉ số này ghi nhận mức tăng gần 18 điểm. Trong đó, VPB tăng mạnh nhất với hơn 4,3%, kế đó là FPT, HPG, MWG, BVH và MBB tăng hơn 2%. Trái ngược, cổ phiếu bất động sản và nhóm đầu cơ lại bị bán mạnh có nhiều mã đóng cửa ở giá sàn như DIG, ASM, CIG, HQC, OGC và VGC.
Tổ chức nội duy trì bán ròng 635 tỷ đồng
Trong phiên giao dịch vừa qua, tổ chức trong nước (bao gồm tự doanh công ty chứng khoán) tiếp đà bán ròng 635 tỷ đồng, đánh giá phiên rút vốn thứ 3 liên tiếp. Tính riêng khớp lệnh thì họ rút ròng 491 tỷ đồng.
Thống kê cho thấy, tổ chức nội bán ròng 13/18 ngành với giá trị lớn nhất đặt tại nhóm ngân hàng. Top bán ròng có VPB, FLC, DGC, VIC, MSN, VNM, VHM, SHB, FPT, MWG.
Dòng tiền vào nhóm cổ phiếu của các nhà băng tăng mạnh lên 14,53% tổng giá trị giao dịch của thị trường, cao nhất trong 3 phiên liên tiếp, và tăng 26% so với trung bình 5 phiên trước đó. Chỉ số giá tăng 1,38% cho thấy cầu vào nhóm này tăng mạnh.
Hôm nay là phiên T+3 của ngày thứ Sáu tuần trước khi nhóm ngân hàng tăng mạnh. Như vậy, cổ phiếu "vua" vẫn được hấp thụ tốt trong phiên hàng về tài khoản. Nhóm cổ phiếu có giá trị giao dịch cao nhất là VPB, MBB, TCB, STB, SHB, TPB, CTG, VCB, BID, ACB, trong đó tất cả đều tăng điểm.
Trở lại với giao dịch của NĐT tổ chức trong nước, dòng tiền của khối này chủ yếu tìm đến cổ phiếu tài nguyên cơ bản. Danh mục Top10 mua ròng của khối này gồm HPG, KBC, ACB, DXG, HSG, TDM, TCB, PVT, CII, NKG.
NĐT cá nhân mua ròng phiên thứ 3 liên tiếp, tâm điểm VPB, FLC
Trong phiên bluechips nỗ lực nâng đỡ thị trường, giao dịch của NĐT cá nhân vẫn là điểm sáng khi họ mua ròng 523 tỷ đồng, trong đó họ gom ròng khớp lệnh 392 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 13/18 ngành, chủ yếu là ngành bất động sản. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung tại các cổ phiếu VPB, FLC, VIC, VHM, DGC, GAS, HCM, FPT, SHB, KDH.
VPB là cổ phiếu có chuyển biến tích cực ngay từ đầu phiên với thanh khoản tăng mạnh, giá tăng, giống như cách cổ phiếu này thể hiện phiên thứ Sáu trước đó. Lợi nhuận quý I/2022 của VPBank được truyền thông dẫn nguồn tin từ lãnh đạo doanh nghiệp đạt 11.000 tỷ đồng trong đó có thu nhập bất thường.
VPB gia hạn thỏa thuận hợp tác phân phối bảo hiểm độc quyền với AIA từ 15 năm theo dự định ban đầu thành 19 năm trong đầu tháng 3/2022 và nhiều chuyên gia dự đoán VPBank có thể thu về một khoản tài chính đáng kể từ thỏa thuận này.
Bên phía bán ròng khớp lệnh, NĐT cá nhân bán ròng 5/18 ngành còn lại với áp lực bán tập trung tại cổ phiếu tài nguyên cơ bản, thực phẩm & đồ uống. Top bán ròng có HPG, DXG, STB, SSI, ACB, KBC, VND, SAB, NVL.
Khối ngoại trở lại rót vốn sau hai phiên bán ròng, tâm điểm DXG, STB, SSI
Một điểm sáng khác của thị trường phiên vừa qua đó là trạng thái mua ròng của khối ngoại với tổng giá trị đạt hơn 112 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng 98 tỷ đồng.
Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm thực phẩm và đồ uống, ngân hàng. Top mua ròng khớp lệnh của NĐT ngoại gồm các mã: DXG, STB, SSI, MSN, NVL, VNM, VND, TPB, GVR, CII.
Tại phía bán ròng khớp lệnh, NĐT nước ngoài xả mạnh nhất cổ phiếu của các doanh nghiệp địa ốc. Top bán ròng khớp lệnh của khối ngoại gồm các mã: HCM, GAS, NLG, GEX, VIC, BID, KDH, HDG, DIG.