|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 6/5: Tự doanh trở lại mua ròng phiên hồi phục bất chấp đà rút vốn từ khối ngoại, tâm điểm GTN

07:24 | 06/05/2020
Chia sẻ
Chuyển động dòng tiền thông minh ngày 6/5, nhóm bất động sản là điểm đến trong phiên. Giao dịch trái chiều khối ngoại, tự doanh CTCK trở lại mua ròng phiên hồi phục.

Thị trường tiếp tục hồi phục, dòng tiền thông minh đổ về nhóm bất động sản

Xem thêm: Dòng tiền thông minh 7/5

Thị trường hôm nay có một phiên giao dịch ít biến động. Thanh khoản suy giảm và biên độ nới hẹp tiếp tục báo hiệu tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trên thị trường. Các mã cổ phiếu Bluechip cũng diễn biến trái triều với đà tăng điểm đươc đóng góp chủ yếu bởi ba mã VNM, GAS và VIC. 

Đóng cửa, VN-Index tăng 1,69 điểm lên 764,16 điểm, trong đó chỉ số VN30 tăng 1,66 điểm lên 711,01 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên mua, toàn thị trường có 183 mã tăng giá/158 mã giảm giá.

Khối ngoại tiếp tục duy trì xu hướng bán ròng khi các thông tin vĩ mô thế giới vẫn đang phản ánh ảnh hưởng của dịch Covid-19 lên kinh tế toàn cầu. VN-Index dự kiến sẽ duy trì nhịp vận động tích lũy trong vùng điểm 750-787 điểm trong tuần này.

Dòng tiền trong phiên tập trung tại nhóm cổ phiếu bất động sản với giá trị giao dịch 527 tỉ đồng, theo sau đó là ngân hàng và sản xuất thực phẩm.

Khối tự doanh trở lại mua ròng hơn 59 tỉ đồng

Thống kê giao dịch trong phiên hôm qua, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán mua ròng 59,2 tỉ đồng với khối lượng hơn 4 triệu đơn vị.

Dòng tiền thông minh 6/5: Tự doanh trở lại mua ròng phiên hồi phục bất chấp đà rút vốn từ khối ngoại, tâm điểm GTN - Ảnh 1.

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp từ Fiinpro

Tại phía mua vào, khối tự doanh tập trung rót vốn vào cổ phieus GTN 66,03 tỉ đồng. Đây là mã duy nhất ghi nhận giá trị giao dịch trên 10 tỉ đồng phiên vừa qua.

Bên cạnh đó, khối tự doanh mua vào cổ phiếu HPG và VPB lần lượt 5,14 tỉ đồng và 1,6 tỉ đồng. Mặt khác, dòng vốn tự doanh tìm đến mã VNM (790 triệu đồng), HSG (616 triệu đồng). Ngoài ra còn có một số cổ phiếu cùng ghi nhận giá trị mua như DXG, MBB, REE, FPT và chứng chỉ quĩ E1VFVN30...

Diễn biến trái chiều, bộ phận tự doanh bán ra chủ yếu cổ phiếu FPT (9,19 tỉ đồng) cùng với đó là PVT (3,1 tỉ đồng) và VPB (1,05 tỉ đồng). Kế đến, khối tự doanh tạo áp lực không quá lớn đối với một số cổ phiếu IPM (919 triệu đồng), NKG (590 triệu đồng), ngoài ra còn nhóm ngân hàng gồm TCB, CTG, MBB và mã MSN, TCM...

Khối ngoại ghi nhận chuỗi 24 phiên bán ròng liên tiếp 

Toàn thị trường ghi nhận giá trị bán ròng 133 tỉ đồng. Trong đó, giá trị bán ròng trên sàn HOSE đạt 112 tỉ đồng với khối lượng 9.94 triệu đơn vị. 

Ở chiều bán ròng, cổ phiếu bị khối ngoại xả nhiều nhất là HPG với 23,73 tỉ đồng. Theo sau đó, NĐT nước ngoài bán ròng trên 10 tỉ đồng cổ phiếu STB (22,52 tỉ đồng), NVL (15,77 tỉ đồng), CTG (12,99 tỉ đồng) và DPM (11,99 tỉ đồng).

Cùng với đó, dòng tiến rút khỏi các mã khác như SSI (8,04 tỉ đồng), VCB (7,56 tỉ đồng), POW (7,14 tỉ đồng), HCM (6,17 tỉ đồng) và BID (5,88 tỉ đồng).

Tại phía ngược lại, dẫn đầu về giá trị mua ròng là cổ phiếu VHM (26,02 tỉ đồng). Bên cạnh đó, khối ngoại gom nhiều mã VNM (23,64 tỉ đồng), ngoài ra còn có KDH (7,14 tỉ đồng), PLX (5,47 tỉ đồng). 

Trên HNX, NĐT nước ngoài bán ròng 10,4 tỉ đồng cùng khối lượng 1,2 triệu cổ phiếu. Theo đó, khối ngoại tập trung xả PVS (7,7 tỉ đồng) và SHB (1,1 tỉ đồng). Dòng vốn cũng rút ròng khỏi cổ phiếu SHS, PVC và BVS. Trong khi đó, NĐT nước ngoài tìm đến cổ phiếu HAD, LAS và PVI.

Tương tự tại UPCoM, khối ngoại xả 10,3 tỉ đồng với tâm điểm là cổ phiếu ACV bị bán ròng 4,8 tỉ đồng. Cùng chiều, khối ngoại rút vốn khỏi cổ phiếu NTC (2 tỉ đồng), QNS (1,6 tỉ đồng) và VLC (1,2 tỉ đồng). Diễn biến trái chiều, NĐT nước ngoài mua ròng cổ phiếu LPB, ABI, ngoài ra còn có VGI, KHD và C4G.

Tổng giám đốc Tập đoàn Kido đăng kí mua 3 triệu cổ phiếu KDC

Trong phiên hôm qua, thông tin đăng kí giao dịch đáng chú ý, ông Trần Lệ Nguyên, Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Kido (Mã: KDC) muốn mua 3 triệu cp KDC. Giao dịch dự kiến trong thời gian từ 8/5 đến 5/6 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.

Được biết, ông Nguyên hiện là cổ đông lớn của Kido với tỉ lệ nắm giữ 14,07% vốn điều lệ. Nếu lần mua vào này thành công, tỉ lệ sở hữu của ông này tại công ty sẽ tăng lên 15,53%.

Trong một diễn biến khác, ông Đinh Đức Trọng, Phó tổng giám đốc CTCP Lilama 18 đăng kí mua 160.000 cp trong thời gian từ 8/5 đến 19/5. Sau giao dịch, ông Trọng dự kiến trở thành cổ đông mới của Lilama 18 với tỉ lệ sở hữu 1,704% vốn cổ phần.

Ánh Hường