|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 4/6: NĐT cá nhân tiếp tục rót 1.500 tỷ đồng đẩy VN-Index lên đỉnh mới

08:04 | 04/06/2021
Chia sẻ
VN-Index tiếp tục thiết lập kỷ lục mới cả về điểm số và thanh khoản, NĐT cá nhân duy trì rót hơn 1.500 tỷ đồng vào thị trường và là bên mua ròng duy nhất. Ngược lại, các NĐT tổ chức trong nước, tự doanh cùng khối ngoại đồng loạt xả mạnh trong phiên.

Thị trường thiết lập những kỷ lục mới, giao dịch thỏa thuận giảm nhẹ trong phiên

Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục thiết lập những kỷ lục mới về điểm số và thanh khoản trong phiên vừa qua. Cụ thể, VN-Index đóng cửa tăng 1,75% lên mức 1.364,28 điểm, tiếp tục là mức cao nhất lịch sử.

Độ rộng thị trường cải thiện so với phiên trước với tỷ lệ cổ phiếu tăng-giảm là 339-75. Giá trị giao dịch trên HOSE đạt 29.020 tỷ đồng trong khi giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 36.568 tỷ đồng, tăng 13,8% so với phiên liền trước và ghi nhận mức kỷ lục mới trong lịch sử.

Trong phiên tâm lý giao dịch tích cực như hôm qua, giá trị giao dịch thỏa thuận toàn thị trường lại có xu hướng giảm nhẹ, cụ thể đạt 1.569 tỷ đồng.

Top giao dịch đáng chú ý gồm NĐT cá nhân mua bán nội khối hàng loạt cổ phiếu ngân hàng gồm VIB (210 tỷ),EIB (67 tỷ), MBB (53 tỷ), HDB (46 tỷ). NĐT nước ngoài mua bán nội khối TCB (97 tỷ), FPT (119 tỷ), PNJ (30 tỷ), VHM (32 tỷ).

Bên cạnh đó, khối tự doanh bán GEX (45 tỷ) cho NĐT cá nhân trong nước. Tổ chức trong nước án HNG (105 tỷ) cho NĐT cá nhân.

NĐT cá nhân duy trì rót 1.556 tỷ vào thị trường và là bên duy nhất mua ròng

Trong các bên tham gia thị trường, NĐT cá nhân là bên duy nhất mua ròng trong phiên thị trường thiết lập đỉnh mới. Theo đó, nhóm này mua ròng 1.556 tỷ đồng, trong đó mua ròng khớp lệnh là 1.395 tỷ đồng.

Các NĐT cá nhân mua ròng 13/18 ngành, tập trung tài nguyên cơ bản, ngân hàng, bất động sản. Ngược lại, họ bán ròng 5/18 ngành tuy nhiên giá trị bán ròng nhỏ dưới 17 tỷ.

Cụ thể hơn, NĐT cá nhân gom 698 tỷ đồng cổ phiếu HPG, theo sau là MBB (244 tỷ đồng) và STB (117 tỷ đồng). Mặt khác, dòng vốn từ nhóm NĐT này còn tìm đến cổ phiếu PLX (98 tỷ đồng), VIC (80 tỷ đồng), LPB (72 tỷ đồng)…

Diễn biến trái chiều, cổ phiếu OCB chịu áp lực bán ròng 51 tỷ đồng từ NĐT cá nhân. Bên cạnh đó, nhóm này còn bán ròng IJC (49 tỷ đồng), FLC (47 tỷ đồng), VPB (45 tỷ đồng)…

Như vậy việc mua bán của nhà đầu tư cá nhân trong nước khá đối ứng với giao dịch của NĐT nước ngoài.

Dòng tiền thông minh 4/6: NĐT cá nhân duy trì gom 1.500 tỷ bất chấp xu hướng chốt lời của các bên khi thị trường liên tục thiết lập kỷ lục mới - Ảnh 1.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Tự doanh đảo chiều xả gần 300 tỷ đồng, tập trung bán nhóm ngân hàng

Thống kê giao dịch tự doanh công ty chứng khoá, khối này chuyển vị thế sang bán ròng 296 tỷ đồng, trong đó bán ròng 251 tỷ đồng qua khớp lệnh.

Top10 các mã được khối tự doanh mua ròng qua khớp lệnh có IJC ghi nhận giá trị cao nhất 81 tỷ đồng. Bên cạnh đó, khối này gom TCB (35 tỷ đồng), NLG (22 tỷ đồng), HPG (20 tỷ đồng) và PET (11 tỷ đồng)…

Ngược lại, Top10 cổ phiếu bị bán ròng chủ yếu là nhóm ngân hàng, trong đó nổi bật có STB (69 tỷ đồng), LPB (60 tỷ đồng), VPB (31 tỷ đồng). Mặt khác, dòng vốn tự doanh rút khỏi cổ phiếu HSG (28 tỷ đồng), SSI (25 tỷ đồng), VNM (24 tỷ đồng)…

Dòng tiền thông minh 4/6: NĐT cá nhân duy trì gom 1.500 tỷ bất chấp xu hướng chốt lời của các bên khi thị trường liên tục thiết lập kỷ lục mới - Ảnh 2.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Các tổ chức trong nước liên tục chốt lời khi thị trường bứt phá

Cùng chiều tự doanh, NĐT tổ chức trong nước bán ròng 215 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 99 tỷ đồng.

Các tổ chức này mua ròng 12/18 nhóm ngành mức mua ròng rất nhỏ dưới 17 tỷ đồng. Theo mã, tổ chức trong nước mua ròng khớp lệnh VIC, VPB, FPT, MWG, VRE, SBT, VJC, MSB, E1VFVN30, GAS.

Phía bán ròng, nhóm các NĐT tổ chức bán 6/18 ngành chủ yếu là dầu khí, ngân hàng. Theo mã, họ bán ròng khớp lệnh PLX, ACB, MBB, FIT, DXG, IJC, VHM, HCM, LPB, KDC.

NĐT nước ngoài bán ròng 1.106 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 1.045 tỷ đồng.

Lực bán ròng của NĐT nước ngoài tập trung vào ngành tài nguyên cơ bản, ngân hàng và bất động sản. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã HPG, MBB, VIC, STB, VCB, VCI, MSN, VNM, VJC, CII.

Đáng chú ý riêng HPG giá trị bán ròng đã là 716 tỷ đồng. Đây là phiên bán ròng HPG liên tiếp thứ 10 của nước ngoài với tổng mức bán ròng trong chuỗi 9 ngày là 4.207 tỷ đồng. Tính từ đầu năm, nước ngoài đã bán ròng HPG tổng cộng 10.204 tỷ đồng.

Ngoài ra, cổ phiếu MSN và VNM nằm trong danh sách bán ròng của nước ngoài lần lượt 3 và 4 phiên liên tiếp.

Phía mua ròng khớp lệnh, nước ngoài mua ròng mạnh nhất Ngành dịch vụ tài chính và Dầu khí. Top mua ròng theo thứ tự các mã OCB, SSI, FLC, NVL, PLX, DGC, VIX, DBC, CTG, SBT.

Như vậy nước ngoài tiếp tục bán ròng các mã trụ lớn và mua ròng chủ yếu là cổ phiếu vốn hóa vừa. Cổ phiếu SSI là được NĐT nước ngoài mua ròng 12 phiên liên tiếp.

Thu Thảo

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.