|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 29/4: NĐT cá nhân mua ròng phiên thứ hai liên tiếp, tâm điểm VHM, DGC

07:00 | 29/04/2022
Chia sẻ
Trong phiên VN-Index chịu áp lực điều chỉnh, NĐT có phiên mua ròng thứ hai liên tiếp, tuy nhiên hoạt động giải ngân vốn có phần giảm nhẹ. Cụ thể, họ mua ròng 683 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh là 626 tỷ đồng.

Tiếp nối diễn biến hồi phục trên nền thanh khoản thấp của ngày hôm qua, tâm lý giao dịch vẫn tỏ ra thận trọng, khiến thị trường không thể giữ được sắc xanh và đóng cửa phiên sáng với mức giảm hơn 6 điểm. Đồng thời áp lực cung không còn mạnh mẽ, nhờ đó cũng giúp thị trường nhanh chóng thu hẹp đà giảm. Dù vậy vẫn không đủ thu hút được các nhà đầu tư tham gia trong phiên hôm nay.

Kết phiên, VN-Index giảm 2,78 điểm, tương đương mất 0,21% và đóng cửa tại 1.350,99 điểm. Thanh khoản chưa cải thiện so với hôm qua khi chỉ có 485,1 triệu cổ phiếu được khớp lệnh trên sàn HOSE. Nhìn chung, diễn biến ở nhóm VN30 vẫn có phần kém hơn thị trường chung. Trái ngược với VN-Index, gam màu chủ đạo của rổ VN30 là sắc đỏ với tỷ lệ 19 mã giảm/7 mã tăng.

Nhóm đã nỗ lực nâng đỡ chỉ số như FPT (+2,4%), TCB (+1,7%), VPB (+1,5%), HPG (+1,4%), HDB (+0,8%)… Trong khi đó, TPB là cổ phiếu giảm mạnh nhất nhóm VN30 với mức giảm 3,4%, theo sau là GAS (-3%), SSI (-2,6%), BVH (-2,4%), SAB (-2,4%)…

Trạng thái giao dịch ở các nhóm ngành cũng mang màu sắc ảm đạm và chỉ có một số ít ngành nổi trội hơn phần còn lại của thị trường như ngành bất động sản khu công nghiệp, vận tải biển và công nghệ. Nhóm vật liệu xây dựng cũng có mức tăng điểm tương đối tốt. Trong khi đó, nhóm ngân hàng và chứng khoán tiếp tục phân hóa.

Thống kê giao dịch của các bên tham gia thị trường. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

Tổ chức trong nước bán ròng gần 380 tỷ đồng

Trong phiên giao dịch vừa qua, tổ chức trong nước (bao gồm tự doanh công ty chứng khoán) tiếp đà bán ròng 375 tỷ đồng. Tính riêng khớp lệnh thì họ rút ròng 311 tỷ đồng.

Thống kê cho thấy, tổ chức nội bán ròng 10/18 ngành với giá trị lớn nhất đặt tại nhóm ngân hàng. Top bán ròng có DGC, DIG, TCB, MSN, VIC, VHC, VHM, MWG, VRE, ACB.

Trong khi đó, dòng tiền của NĐT tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu của doanh nghiệp hàng cá nhân & gia dụng. Danh mục Top10 mua ròng của khối này gồm OCB, DCM, DPM, PNJ, KBC, GMD, TDM, DHC, ANV, PC1.

 Top5 mã tổ chức trong nước mua/bán ròng phiên 28/4. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp). 

NĐT cá nhân mua ròng phiên thứ hai liên tiếp, tâm điểm VHM, DGC

Trong phiên VN-Index chịu áp lực điều chỉnh, NĐT có phiên mua ròng thứ hai liên tiếp, tuy nhiên hoạt động giải ngân vốn có phần giảm nhẹ. Cụ thể, họ mua ròng 683 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh là 626 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, cá nhân trong nước mua ròng 14/18 ngành, chủ yếu là ngành bất động sản. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung tại các cổ phiếu: VHM, DGC, DIG, VIC, TCB, GEX, TPB, VND, HBC, MWG.

Bên phía bán ròng khớp lệnh, NĐT cá nhân bán ròng 4/18 ngành còn lại với áp lực bán tập trung tại cổ phiếu tài nguyên cơ bản, hàng cá nhân & gia dụng. Top bán ròng có HPG, NLG, DPM, HDB, HDG, GMD, OCB, VCB, DCM.

 Top10 mã NĐT cá nhân mua/bán ròng phiên 28/4. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

NĐT ngoại rút ròng hơn 300 tỷ đồng

Về phía NĐT nước ngoài, khối ngoại bán ròng 308 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 315 tỷ đồng.

Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm tài nguyên cơ bản, ngân hàng. Top mua ròng khớp lệnh của NĐT ngoại gồm các mã: HPG, NLG, HDB, VCB, HDG, VRE, DPM, VHC, GMD, MSN. HDB là một trong những mã cổ phiếu ngân hàng được nước ngoài mua ròng mạnh các phiên giao dịch gần đây.

Tại phía bên bán ròng khớp lệnh, khối ngoại xả mạnh nhất cổ phiếu ngành bất động sản. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: VHM, DGC, DIG, VND, HBC, GEX, BCM, SSI, TPB. Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mạnh VHM vào phiên ATC.

Thu Thảo

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.