|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 26/3: NĐT cá nhân là bên duy nhất bán ròng 1.059 tỷ đồng trong phiên tăng nhẹ

08:19 | 26/03/2021
Chia sẻ
Thống kê giao dịch của các bên tham gia thị trường, NĐT cá nhân là bên bán ròng duy nhất với 1.059 tỷ đồng. Trong khi đó, khối tự doanh, NĐT ngoại và các tổ chức trong nước đồng loạt mua ròng kéo VN-Index tăng điểm.

NĐT cá nhân bán ròng 1.059 tỷ đồng trong khi NĐT tổ chức trong nước tiếp tục vai trò đỡ chỉ số

Trong phiên giao dịch hôm qua (25/3), VN-Index tăng nhẹ 0,11%, đóng cửa ở mức 1.163,1 điểm, giá trị giao dịch đạt 19.505 tỷ đồng giảm 9,51% so với phiên liền trước. Độ rộng thị trường đã cải thiện so với phiên liền trước với tỷ lệ cổ phiếu tăng điểm/giảm điểm là 205/245.

Nhà đầu tư cá nhân tiếp tục ghi nhận thêm một phiên bán ròng với giá trị 1.059 tỷ đồng, tuy nhiên nếu xét giá trị khớp lệnh, họ mua ròng 266 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, NĐT cá nhân mua ròng 10/18 ngành, trong đó mua mạnh nhất thực phẩm và đồ uống (VNM, KDC), dịch vụ tài chính (SSI, HCM) và ngân hàng (CTG, STB, MBB, BID).

Ngược lại, NĐT cá nhân rút vốn mạnh nhất nhóm bất động sản (FLC, NVL, VIC, KBC), bán lẻ (MWG), điện nước xăng dầu khí đốt (GAS).

Trong khi đó, NĐT tổ chức trong nước mua ròng mạnh 676 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 188 tỷ đồng.

Tổ chức trong nước ngày hôm qua mua ròng 13/18 ngành, trong đó mua mạnh nhất bất động sản (FLC, VIC, VHM), thực phẩm và đồ uống (VNM). Nhóm này chỉ bán ròng 4 ngành dịch vụ tài chính, hàng và dịch vụ công nghiệp, ô tô phụ tùng, bảo hiểm, tuy nhiên mức bán ròng rất nhỏ.

Khối tự doanh đảo chiều mua ròng 113 tỷ đồng phiên khởi sắc

Thống kê giao dịch khối tự doanh, hoạt động mua ròng áp đảo trở lại với giá trị 113 tỷ đồng, khối lượng bán ròng tương ứng 0,9 triệu đơn vị.

Dòng tiền thông minh 26/3: NĐT cá nhân là bên duy nhất bán ròng 1.059 tỷ đồng trong phiên tăng điểm vừa qua - Ảnh 1.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Tại phía mua ròng, khối tự doanh tập trung rót vốn cho cổ phiếu VIC (78 tỷ đồng), theo sau là MWG (18 tỷ đồng), VRE (12 tỷ đồng), HPG (10 tỷ đồng). Ngoài ra còn có NVL và VJC cũng lọt top mua ròng.

Bên cạnh nhóm cổ phiếu bất động sản, khối tự doanh mua ròng cổ phiếu ngân hàng như TCB (14 tỷ đồng), VPB (13,3 tỷ đồng), MBB (7 tỷ đồng). Chứng chỉ quỹ FUESSVFL ghi nhận giá trị mua ròng gần 5 tỷ đồng.

Diễn biến trái chiều, khối tự doanh chủ yếu bán ròng chứng chỉ quỹ FUEVFVND (23 tỷ đồng), các mã còn lại trong top bán ròng là cổ phiếu.

Dẫn đầu là cổ phiếu FPT với 20 tỷ đồng giá trị bán ròng, kế đến GVR (19 tỷ đồng), DGC (14 tỷ đồng). Ghi nhận giá trị bán ròng dưới 10 tỷ đồng trong phiên còn có PET, CTG, ELC, VHM, NT2.

Thỏa thuận "khủng" cổ phiếu VIC, NĐT nước ngoài trở lại vị thế mua ròng sau 24 phiên xả liên tiếp

Đối với NĐT nước ngoài, nhóm này đã mua ròng phiên đầu tiên sau 24 phiên bán ròng liên tục. Giá trị mua ròng cụ thể là 296 tỷ đồng, trong đó giá trị bán ròng qua khớp lệnh là 559 tỷ đồng.

Loại trừ giao dịch thỏa thuận, top bán ròng trong ngày hôm qua của khối ngoại trên giao dịch khớp lệnh gồm ngân hàng (CTG, MBB, BID, HDB, ACB), thực phẩm và đồ uống (VNM, SAB), bất động sản (VIC, VHM, ROS, NLG).

Trong khi đó, khối ngoại mua ròng ngành hóa chất (DPM, DGC, DCM), vật liệu và xây dựng (CII), dầu khí (PLX).

Đáng chú ý, ngày hôm qua ghi nhận giao dịch thỏa thuận đạt 3.903 tỷ đồng, tăng mạnh so với các phiên liền trước.

Trong đó, NĐT nước ngoài mua ròng 812 tỷ đồng cổ phiếu VIC từ nhà đầu tư cá nhân trong nước. Đây là giao dịch đã làm hoán đổi vị trí bán ròng sang mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài.

Ngoài ra, 1.013 tỷ đồng cổ phiếu CVT được NĐT cá nhân bán cho NĐT tổ chức trong nước; 433 tỷ đồng cổ phiếu VCG được NĐT cá nhân mua từ NĐT tổ chức trong nước; 331 tỷ đồng cổ phiếu MSN được NĐT cá nhân mua bán với nhau; 114 tỷ đồng cổ phiếu GAB được NĐT tổ chức trong nước mua bán với nhau.

Thu Thảo

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.