|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh (26/12): Gom trăm tỉ cổ phiếu TCB, tự doanh CTCK trở lại mua ròng phiên hồi phục

07:34 | 26/12/2019
Chia sẻ
Chuyển động dòng tiền thông minh ngày 26/12, trong khi khối ngoại rút ròng toàn thị trường, tự doanh CTCK trở lại mua ròng 62 tỉ đồng. Đáng chú ý, khối này tập trung mua vào 120 tỉ đồng mã TCB.

VN-Index hồi phục, dòng tiền thông minh tìm đến đâu?

Vận động giằng co quanh mốc tham chiếu là diễn biến chính của VN-Index trong phiên hôm qua. Đà tăng tốt trong phiên sáng, được hỗ trợ bởi các mã VCB, MSN, GAS, MWG, MBB không được duy trì trong phiên chiều khi áp lực bán dâng cao.

Mặc dù vậy, chỉ số vẫn giữ được sắc xanh và kết phiên ở ngưỡng 960 điểm. Mặc dù vậy, thanh khoản đã quay trở lại mức trung bình thấp cũng như khối ngoại bán ròng nhẹ cũng cho thấy đà hồi phục của thị trường chưa được củng cố.

Kết phiên, VN-Index tăng 2,04 điểm (0,21%) lên 960,92 điểm; HNX-Index tăng 0,47% lên 102,93 điểm; UPCoM-Index giảm 0,27% xuống 55,6 điểm.

Thanh khoản thị trường ở mức trung bình với giá trị giao dịch 4.897 tỉ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận trên HOSE đạt 1.214 tỉ đồng. Dòng tiền tập trung vào nhóm cổ phiếu công nghiệp (1.290 tỉ đồng), ngoài ra còn cổ phiếu bất động sản (692 tỉ đồng) và cổ phiếu tài chính (627 tỉ đồng).

Gom 120 tỉ đồng mã TCB, khối tự doanh trở lại mua ròng 62 tỉ đồng

Thống kê giao dịch trong phiên hôm qua, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán mua ròng 62 tỉ đồng sau phiên xả hơn 160 tỉ đồng trước đó. Khối lượng mua ròng trong phiên đạt 3,4 triệu đơn vị.

Dòng tiền thông minh (26/12): Gom trăm tỉ cổ phiếu TCB, tự doanh CTCK trở lại mua ròng phiên hồi phục - Ảnh 1.

Nguồn: Chứng khoán Yuanta Việt Nam

Về giá trị mua bán cụ thể, dòng vốn tự doanh tập trung tìm đến cổ phiếu TCB với giá trị mua 120 tỉ đồng. Đây là mã duy nhất tại chiều mua vào đạt giá trị trên trăm tỉ.

Bên cạnh đó, khối tự doanh mua vào hai cổ phiếu TNI và MSN lần lượt là 26 tỉ đồng và 14,2 tỉ đồng. Ngoài ra, cổ phiếu lọt top mua vào với giá trị dưới 10 tỉ đồng như FPT (3,4 tỉ đồng) và CNG (2,9 tỉ đồng).

Diễn biến trái chiều, bộ phận tự doanh CTCK chủ yếu bán ra cổ phiếu VPB (38,7 tỉ đồng). Theo sau đó, hai mã ghi nhận giá trị bán trên 10 tỉ đồng còn có HPG và TCB với cùng giá trị 21,4 tỉ đồng.

Mặt khác, khối tự doanh tạo áp lực bán ra lên cổ phiếu FPT (6,7 tỉ đồng) và MSN (5 tỉ đồng).

Khối ngoại rút ròng toàn thị trường, tuy nhiên mã MSN được mua ròng trở lại

Về giao dịch NĐT nước ngoài phiên vừa qua, tính trên HOSE, khối ngoại bán ròng 11,6 tỉ đồng cùng khối lượng 992.350 đơn vị. Trong đó, duy nhất mã VIC ghi nhận giá trị trên 10 tỉ đồng (11,87 tỉ đồng). NĐT nước ngoài còn xả cổ phiếu POW (6,68 tỉ đồng), kế đến là SAB (6,17 tỉ đồng), VHM (5,79 tỉ đồng).

Ngược lại, mã có giá trị mua ròng cao nhất trong phiên là MSN (19,68 tỉ đồng). Cùng chiều, khối ngoại gom cổ phiếu BID (9,13 tỉ đồng), VRE (2,55 tỉ đồng).

Sàn HNX ghi nhận giá trị bán ròng 12,4 tỉ đồng với khối lượng 732.765 đơn vị. Đáng chú ý, NĐT nước ngoài thoái ròng chủ yếu SED (12,3 tỉ đồng), cùng với đó, khối ngoại bán ròng mã NTP (1,4 tỉ đồng). Trong khi đó, khối ngoại gom TIG (2,5 tỉ đồng), ngoài ra còn IDV và AMV.

Giao dịch trên UPCoM, NĐT nước ngoài bán ròng hơn 3 tỉ đồng với khối lượng 129.100 cổ phiếu. Cổ phiếu chịu áp lực bán ròng chủ yếu trên UPCoM là VLC với giá trị 1,1 tỉ đồng), kế đến là SDI (753 triệu đồng), QNS (352 triệu đồng). Ngược lại, khối này mua ròng nhẹ các mã LTG, ICC và VCW.

Thành viên HĐQT Licogi 16 muốn mua 1 triệu cổ phiếu LCG

Thống kê thông tin giao dịch đáng chú ý trên hai sàn phiên hôm qua, ông Phan Ngọc Hiếu, thành viên HĐQT CTCP Licogi 16 vừa đăng kí mua 1 triệu cổ phần LCG để đầu tư các nhân. Dự kiến sau giao dịch, số lượng cổ phiếu LCG mà ông Hiếu nắm giữ tăng từ 5,23 triệu lên 6,23 triệu đơn vị.

Thời gian giao dịch dự kiến từ ngàu 31/12/2019 đến 28/1/2020 theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận.

Trong một diễn biến khác, ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch HĐQT CTCP Đại lý Vận tải SAFI thông tin muốn  bán 512.000 cổ phiếu SFI trong thời gian từ 30/12/2019 đến 30/1/2020.

Nếu thoái vốn thành công, tỉ lệ sở hữu tại SAFI của ông này dự kiến giảm từ 20,39% còn 16,79% vốn điều lệ.

Ánh Hường