|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh (25/9): Ngược chiều khối ngoại, tự doanh CTCK trở lại bán ròng phiên hồi phục

07:30 | 25/09/2019
Chia sẻ
Chuyển động dòng tiền thông minh ngày 25/9, khối tự doanh CTCK trở lại bán ròng, tập trung 'xả' TCB.

Dòng tiền thông minh tập trung cổ phiếu bất động sản phiên khởi sắc

VN-Index có diễn biến giằng những phút đầu phiên co quanh mốc tham chiếu trước khi lấy lại được đà tăng nhờ áp lực mua gia tăng tại các mã VNM, GAS, VIC. Chỉ số giao dịch tích cực hơn về cuối phiên và đã có lúc chạm đến ngưỡng 990 điểm nhưng lực cầu suy yếu đã khiến VN-Index đóng cửa ở mốc 988,13 điểm.

Kết phiên, VN-Index tăng 2,38 điểm (0,24%) lên 988,13 điểm; HNX-Index giảm 0,35% xuống 104,01 điểm; UPCoM-Index tăng 0,12% lên 56,76 điểm.

Thanh khoản thị trường tăng mạnh trong phiên giao dịch buổi chiều, đẩy tổng khối lượng giao dịch cả phiên lên 200,5 triệu đơn vị tương ứng giá trị giao dịch 5.595 tỉ đồng. Dòng tiền xoay quanh nhóm bất động sản (1.053 tỉ đồng) và nhóm công nghiệp (867 tỉ đồng).

Khối tự doanh đảo chiều bán ròng 22 tỉ đồng phiên hôm qua

Thống kê giao dịch phiên hôm qua, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán bán ròng 22,1 tỉ đồng với khối lượng 701.450 đơn vị.

td

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp

Ở chiều bán ra, khối tự doanh chủ yếu bán ra TCB (12,96 tỉ đồng). Mặt khác, áp lực bán ra tại cổ phiếu FPT (5,93 tỉ đồng), BCG (2,3 tỉ đồng), MWG (2,09 tỉ đồng) và DHC (2,02 tỉ đồng).

Cùng ghi nhận giá trị bán ra còn có mã E1VFVN30 (1,99 tỉ đồng), GEX (1,64 tỉ đồng), REE (1,55 tỉ đồng), ngoài ra còn cổ phiếu VPB và VNM.

Ở chiều mua vào, cổ phiếu DCM ghi nhận giá trị cao nhất đạt 4,83 tỉ đồng. Cùng với đó, khối tự doanh mua vào DHC (3,55 tỉ đồng), VNM (3,26 tỉ đồng) và VCB (3,22 tỉ đồng).

Ngoài ra, khối này còn mua vào chứng chỉ quĩ E1VFVN30 (1,63 tỉ đồng). Các mã có giá trị mua vào dưới 1 tỉ đồng như HPG, HCM, DPM, FPT.

Khối ngoại tiếp tục mua ròng 24 tỉ đồng toàn thị trường

Về giao dịch khối ngoại phiên hôm qua, trên HOSE, NĐT nước ngoài trở lại bán ròng 22,7 tỉ đồng với khối lượng 1,6 triệu đơn vị. Khối ngoại tạo áp lực 'xả' chủ yếu lên MSN (18,13 tỉ đồng), theo sau là HPG (11,49 tỉ đồng) và VRE (10,84 tỉ đồng). Ngoài ra, cổ phiếu bị bán ròng còn có PDR (9,69 tỉ đồng), BID (9,6 tỉ đồng), KDH (6,68 tỉ đồng).

Trong khi đó, dẫn đầu chiều mua ròng là VNM (28,79 tỉ đồng). Bên cạnh đó, NĐT ngoại 'gom' VIC (10,3 tỉ đồng), PDR (8,4 tỉ đồng), và VCB (5,69 tỉ đồng).

Sàn HNX ghi nhận giá trị bán ròng 693 triệu đồng với khối lượng 210.426 đơn vị. Một số mã bị bán ròng như PVS (849 triệu đồng), PVG (682 triệu đồng) và ART (500 triệu đồng). Ngược lại, một số cổ phiếu ghi nhận giá trị mua ròng gồm SHB (459 triệu đồng), DGC (440 triệu đồng), NTP (326 triệu đồng).

Giao dịch tại UPCoM, hoạt động mua ròng diễn ra mạnh mẽ hơn với giá trị 7,7 tỉ đồng với khối lượng 903.599 cổ phiếu. Dòng tiền ngoại tập trung đổ vào mã ACV (22,8 tỉ đồng), kế đến là QNS (16,1 tỉ đồng), VEA (3,4 tỉ đồng), ABI (2,6 tỉ đồng). Cùng chiều, hai mã VTP và MCH lần lượt ghi nhận giá trị mua ròng 2,2 tỉ đồng và 1,1 tỉ đồng.

Ngược lại, dòng tiền rút ròng khỏi OIL (1,7 tỉ đồng), ngoài ra có VGT (736 triệu đồng), CTR (199 triệu đồng).

Hai tổ chức liên quan đến ông Nguyễn Văn Tuấn 'trao tay' cổ phiếu VGC khủng, Gelex không còn là cổ đông lớn Viglacera?

Thống kê thông báo trên hai sàn phiên hôm qua, lãnh đạo và cá nhân (tổ chức) có liên quan đăng kí giao dịch cổ phiếu FDC, TMS và VGC.

Untitled

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp

Đáng chú ý, hai tổ chức liên quan đến ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Viglacera – CTCP (mã: VGC) đồng thời đăng kí mua vào và bán ra 40 triệu cổ phiếu VGC.

Cụ thể, Tổng CTCP Thiết bị điện Việt Nam (Gelex, Mã: GEX) vừa công bố thông tin bán ra 40 triệu cổ phiếu VGC để tái cơ cấu danh mục đầu tư. Phương thức giao dịch thỏa thuận hoặc khớp lệnh trong khoảng thời gian từ ngày 27/9 đến ngày 26/10.

Nếu giao dịch thành công, Gelex giảm sở hữu tại Viglacera xuống còn gần 14,83 triệu cp, tương đương 3,31% vốn điều lệ.

Trong cùng khoảng thời gian này, Công ty TNHH Thiết bị điện Gelex cũng đăng kí mua vào 40 triệu cp. Nếu giao dịch thành công, tổ chức này nâng tổng số cổ phần sở hữu lên 97,1 triệu cp, tương đương 21,66% vốn điều lệ của Viglacera.

Được biết, ông Tuấn hiện là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Gelex đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Thành viên của Công ty TNHHH Thiết bị điện Gelex.

Ánh Hường

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.