|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 23/12: NĐT cá nhân trở lại mua ròng gần 1.070 tỷ đồng khi khối ngoại chuyển vị thế bán ròng, tập trung DXG, SBT

07:30 | 23/12/2022
Chia sẻ
Trong phiên VN-Index thăm dò, NĐT cá nhân mua ròng 1.067,7 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 289,7 tỷ đồng.

Thị trường tiếp tục tiến lên thăm dò vùng cản ngắn hạn 1.030-1.035 điểm. Tuy nhiên, đà tăng vẫn còn thiếu sự ủng hộ của dòng tiền và khiến thị trường phải lùi bước.

Bước vào phiên chiều, thị trường dần cân bằng và hồi phục nhẹ trở lại. Kết phiên, VN-Index tăng nhẹ 3,73 điểm, tương đương 0,37% và đóng cửa tại 1.022,61 điểm. Thanh khoản giảm với 531,8 triệu cổ phiếu được khớp lệnh trên sàn HOSE.

Nhóm VN30 cũng có diễn biến khá tương đồng và thành công duy trì sắc xanh khi kết phiên với mức tăng 5,24 điểm, tương đương 0,51%. Trong nhóm, sắc xanh có phần áp đảo hơn với 20 cổ phiếu. Dẫn đầu là KDH và PDR với mức tăng kịch trần, theo sau là VPB (+4,5%), PLX (+3,9%), TPB (+3,5%)… Ở chiều ngược lại, có 6 cổ phiếu giảm giá là GAS (-2,2%), VNM (-1,7%), SSI (-1,0%), STB (-0,6%), MSN (-0,5%), VJC (-0,3%).

Mặc dù, diễn biến của thị trường nhìn chung vẫn còn khá thận trọng, một số nhóm ngành khởi sắc hơn trong phiên giao dịch. Trạng thái giao dịch tích cực từ đầu phiên tại nhóm ngân hàng đã nâng đỡ tâm lý cho các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, sắc xanh lan tỏa tại nhóm bất động sản và xây dựng cũng đã góp phần giúp thị trường hồi phục vào cuối ngày.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp

Tự doanh mua ròng hơn 800 tỷ đồng

Thống kê giao dịch của bộ phận tự doanh công ty chứng khoán, tự doanh mua ròng 802,2 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ bán ròng 75,4 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tự doanh mua ròng 12/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là bán lẻ, công nghệ thông tin. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm nay gồm ACB, MWG, VNM, FPT, PNJ, TCB, VJC, MBB, REE, E1VFVN30.

Trong khi đó, top bán ròng là nhóm dịch vụ tài chính. Top cổ phiếu được bán ròng gồm HPG, FUEVFVND, DXG, FUESSVFL, VPB, EIB, VIB, KDH, OCB, SAB.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp 

Tổ chức trong nước mua ròng gần 620 tỷ đồng

Giao dịch cùng chiều với khối tự doanh, NĐT tổ chức trong nước mua ròng 618,2 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 0,1 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức trong nước bán ròng 6/18 ngành, giá trị lớn nhất là nhóm thực phẩm và đồ uống. Top bán ròng có SBT, NVL, TCB, FPT, PNJ, BID, VNM, TPB, SSI, REE.

Trong khi đó, dòng tiền của tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu dịch vụ tài chính. Top mua ròng có FUEVFVND, VRE, GEX, CTG, PLX, FUESSVFL, CTR, GEG, E1VFVN30, STB.

Cá nhân trong nước mua ròng gần 1.070 tỷ đồng

Cổ phiếu VHM dẫn đầu chiều bán ròng của NĐT cá nhân trong phiên 22/12. (Ảnh: Thu Thảo).

Trong phiên VN-Index thăm dò, NĐT cá nhân mua ròng 1.067,7 tỷ đồng, tuy nhiên họ bán ròng khớp lệnh là 289,7 tỷ đồng. 

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 4/18 ngành, chủ yếu là ngành thực phẩm và đồ uống. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung gồm DXG, SBT, KBC, VNM, VGC, BID, GAS, VRE, TCB, TPB.

Phía bán ròng khớp lệnh, NĐT cá nhân bán ròng 14/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành dịch vụ tài chính, hóa chất. Top bán ròng có VHM, CTG, FUEVFVND, DGC, SSI, PVT, PLX, VCB, NVL.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Khối ngoại dứt chuỗi mua ròng 23 phiên liên tục

Về phía NĐT nước ngoài, họ bán ròng 2.465,4 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng 365,2 tỷ đồng.

Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm dịch vụ tài chính, tài nguyên cơ bản. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã HPG, VHM, NVL, SSI, CTG, FUEVFVND, DGC, PVT, VND, VCB.

Tại phía bên bán ròng khớp lệnh, NĐT nước ngoài chủ yếu rút vốn khỏi nhóm xây dựng và vật liệu. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã DXG, VRE, VNM, KBC, VGC, E1VFVN30, DBC, GAS, EVE.

Thu Thảo

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.