|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Một tổng công ty niêm yết 200 triệu cp trên HNX, tình hình hoạt động kinh doanh đang ra sao?

07:00 | 23/12/2022
Chia sẻ
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vừa chấp thuận niêm yết 200 triệu cổ phiếu KSV của Tổng Công ty Khoáng sản TKV (VIMICO) lên sàn HNX.

Ngày 20/12, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã có quyết định chấp thuận cho Tổng Công ty Khoáng sản TKV – CTCP (VIMICO) được niêm yết 200 triệu cổ phiếu KSV loại phổ thông tại HNX, với mệnh giá 10.000 đồng/cp, tương ứng tổng giá trị chứng khoán niêm yết 2.000 tỷ đồng.

Cơ cấu cổ đông của VIMICO

Tổng Công ty Khoáng sản TKV – CTCP (tiền thân là Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam) là Tổng Công ty Nhà nước được thành lập ngày 27/10/1995. Ngày 6/10/2015, công ty tiến hành cổ phần hóa và chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với số vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng.

Ngày 28/12/2015, UBCKNN đã chấp nhận hồ sơ đăng ký công ty đại chúng của công ty. Ngày 28/7/2016, 200 triệu cổ phiếu của công ty chính thực được giao dịch trên sàn UPCoM, với mệnh giá 10.000 đồng/cp, tổng giá trị cổ phiếu đăng ký giao dịch là 2.000 tỷ đồng.

Về cổ đông sáng lập, VIMICO là doanh nghiệp hình thành từ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và không có cổ đông sáng lập khi chuyển đổi thành công ty cổ phần.

Cơ cấu cổ đông tại ngày 25/11, VIMICO có một cổ đông lớn duy nhất (nắm giữ trên 5% vốn điều lệ Tổng Công ty) là Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, với số lương cổ phần nắm giữ hơn 196 triệu đơn vị, chiếm tỷ lệ 98,06%.

Danh sách cổ đông lớn tại ngày 25/11 của VIMICO. (Nguồn: VIMICO).

VIMICO có tổng cộng 1.100 cổ đông, trong đó 3 cổ đông nước ngoài (2 cá nhân và 1 tổ chức) nắm giữ 900 cổ phiếu (chiếm 0,00045%); và 1.097 cổ đông trong nước (1.095 cá nhân và 2 tổ chức) nắm giữ số lượng cổ phiếu còn lại (chiếm tỷ lệ khoảng 99,99%).

Danh sách cổ đông của VIMICO tại ngày 25/11. (Nguồn: VIMICO).

Tình hình hoạt động kinh doanh của VIMICO

Về tình hình hoạt động kinh doanh, sản phẩm chính của VIMICO gồm đồng tấm, vàng, kẽm thỏi, quặng và tinh quặng sắt, gang đúc, phôi thép, thiếc thỏi, tinh quặng đồng. Ngoài ra, còn có sản phẩm axit sunfuric là sản phẩm phụ trong quá trình luyện đồng. Bên cạnh đó, VIMICO còn có những sản phẩm kim loại màu được chế biến sâu là những tác phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ.

Hiện VIMICO là doanh nghiệp hàng đầu trong nước về khai thác, tuyển luyện, gia công chế biến khoáng sản kim loại màu và kim loại quý hiếm như đồng, thiếc, kẽm, vàng, bạc,... Tổng Công ty là đơn vị đầu tiên sản xuất đồng tấm và kẽm thỏi từ quặng ở Việt Nam, là một trong những đơn vị có quy trình công nghệ tương đối tiên tiến gắn liền từ khâu khai thác đến chế biến sâu ra sản phẩm cuối cùng.

VIMICO có danh mục khách hàng như Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty Công nghiệp Mỏ Việt Bắc, Tổng Công ty Công nghiệp Hóa chất Mỏ, Tổng Công ty 789, Công ty Xăng dầu Lào Cai,...

Một số hợp đồng lớn VIMICO đang thực hiện là hợp đồng sản phẩm đồng tấm Cathode với giá trị hợp đồng 14.000 tỷ đồng, thời gian thực hiện 5/2021 - 4/2024 với đối tác là Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam; Hợp đồng tinh quặng đồng giá trị 1.190 tỷ đồng, thời gian thực hiện 2/2022 - 1/2023, đối tác là CTCP Đồng Tả Phời - Vinacomin,...

VIMICO và các công ty con đang sở hữu các mỏ Đồng Sin Quyền, Vi kẽm, Bát xát, Lào Cai; mỏ Kẽm Chì Chợ Điền (Bắc Kạn), mỏ Chì Lang Hít và mỏ Cúc Đường (Thái Nguyên); mỏ sắt Nà Rụa, Cao Bằng... là các mỏ có trữ lượng lớn với thời gian khai thác còn khá dài.

Cơ cấu lợi nhuận gộp của VIMICO từ 2020 đến quý III/2022. (Nguồn: VIMICO).

Về kết quả kinh doanh, lợi nhuận gôp của VIMICO trong năm 2021 tăng mạnh đạt 1.952 tỷ đồng, gần gấp đôi năm 2020 (gần 1.000 tỷ đồng). Lợi nhuận gộp từ bán thành phẩm chiếm tỷ trọng 99% trong tổng lợi nhuận gộp. Nguyên nhân chính dẫn tới lợi nhuận gộp năm 2021 tăng mạnh do giá bán các sản phẩm đồng tấm, phôi thép và kẽm thỏi tăng mạnh.

9 tháng đầu năm 2022, do tình hình kinh tế thế giới biến động khó lường, giá nhiên liệu. nguyên vật liệu tăng cao dẫn đến lợi nhuận gộp của VIMICO chỉ đạt 1.088 tỷ đồng, bằng 77,22% so với cùng kỳ năm trước.

Diệu Nhi

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.