|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 21/7: Cá nhân duy trì mua ròng hơn trăm tỷ đồng phiên VN-Index tăng gần 16 điểm, tâm điểm nhóm ngân hàng

08:00 | 21/07/2022
Chia sẻ
Trong phiên VN-Index bật tăng gần 16 điểm, NĐT cá nhân tiếp đà mua ròng 102,3 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 27,7 tỷ đồng.

Hòa chung không khí lạc quan của thị trường chứng khoán quốc tế, VN-Index mở cửa tăng mạnh. Chỉ số đã thành công vượt lên trên đỉnh cũ 1.190 điểm và liên tục được nới rộng bước tăng giá. Tuy nhiên, đứng trước mốc tâm lý 1.200 điểm, đà tăng đã hạ nhiệt dưới sự dâng cao của áp lực cung vào cuối ngày.

VN-Index tăng 15,81 điểm, tương đương 1,34% và đóng cửa tại 1.194,14 điểm. Thanh khoản tăng so với hôm trước với 601,1 triệu cổ phiếu được khớp lệnh trên sàn HOSE. VN30-Index, mặc dù vẫn chưa thoát khỏi đỉnh cũ 1.230 điểm, nhưng vẫn ghi nhận một phiên tăng điểm tích cực hôm nay.

Kết phiên, VN30-Index tăng 1,15% với 28 cổ phiếu đóng cửa trong sắc xanh và chỉ có cố phiếu VIC vẫn chìm trong sắc đỏ với tỷ lệ giảm chưa đến 1%. Dẫn đầu nhóm tăng giá là TPB với mức tăng 4,8%, theo sau là SSI (+3,1%), PNJ (+2,8%), GVR (+2,6%), FPT (+2,3%)…

Với diễn biến khởi sắc của thị trường chung, phần lớn các nhóm ngành đều tăng và giữ được sắc xanh cho đến hết phiên giao dịch. Nhóm chứng khoán, bất động sản, thiết bị điện, thủy sản… tiếp tục có diễn biến tích cực.

Cổ phiếu ngành bán lẻ bất ngờ xuất hiện lực bắt đáy lớn và giúp các cổ phiếu quay đầu tăng giá. Nhóm ngân hàng phân hóa và chưa cho thấy động thái hỗ trợ thị trường rõ ràng. Trong khi đó, nhóm chăn nuôi có dấu hiệu hạ nhiệt và điều chỉnh mạnh. 

 Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Tự doanh và tổ chức nội bán ròng hơn 300 tỷ đồng phiên tăng điểm

Trong phiên giao dịch vừa qua, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán trở lại bán ròng 101,5 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh họ bán ròng 80,4 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tự doanh mua ròng 7/18 ngành với 2 nhóm mua ròng mạnh nhất là dịch vụ tài chính, thực phẩm & đồ uống. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm qua gồm E1VFVN30, MSN, GAS, GEX, FUEVFVND, STB, SAB, KDH, VHM, HSG.

Bên phía bán ra, tự doanh chủ yếu bán ròng cổ phiếu của các doanh nghiệp công nghệ thông tin. Top10 mã bị bán ròng gồm FPT, MWG, PNJ, REE, TCB, MBB, ACB, VPB, GMD, MSB. 

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Giao dịch cùng chiều với khối tự doanh, NĐT tổ chức trong nước cũng có phiên bán ròng thứ 2 liên tiếp. Họ rút ròng 199 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 78,8 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức trong nước bán ròng 12/18 ngành với giá trị lớn nhất là nhóm ngân hàng. Top bán ròng có SHB, MBB, VHM, PVT, HAH, CTG, VNE, VIC, NT2, PNJ.

Trong khi đó, dòng tiền của NĐT tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu thực phẩm & đồ uống. Top mua ròng có FPT, ACB, VCB, HBC, DXG, VHC, ANV, PC1, VIB, HSG.

NĐT cá nhân chưa ngừng rót ròng, tập trung gom cổ phiếu ngành ngân hàng

Trong phiên VN-Index bật tăng gần 16 điểm, NĐT cá nhân tiếp đà mua ròng 102,3 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 27,7 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, cá nhân trong nước mua ròng 9/18 ngành, chủ yếu là ngành ngân hàng. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung tại các mã: FPT, MWG, SHB, MBB, REE, PNJ, PVT, STB, VRE, HPG.

Phía bán ròng khớp lệnh, NĐT cá nhân bán ròng 9/18 ngành còn lại với áp lực rút vốn chủ yếu là nhóm ngành thực phẩm và đồ uống, dịch vụ tài chính. Top bán ròng có: GAS, SSI, MSN, VHM, VNM, VCB, SAB, DGC, VND.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Khối ngoại chuyển hướng mua ròng gần 200 tỷ đồng

Về phía NĐT nước ngoài, khối này chuyển mua ròng 194 tỷ đồng sau 3 phiên rút vốn liên tục, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng 187 tỷ đồng.

Mua ròng khớp lệnh chính của khối ngoại là nhóm bất động sản, điện, nước & xăng dầu khí đốt. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: SSI, GAS, VHM, VNM, DGC, CTG, PNJ, HAH, GMD, SAB.

Tại phía bán ròng khớp lệnh, NĐT ngoại chủ yếu rút vốn khỏi cổ phiếu nhóm công nghệ thông tin. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: FPT, STB, MWG, VRE, E1VFVN30, HPG, CTD, TLG, HSG.

Thu Thảo

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.