|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 21/6: Tự doanh CTCK mua ròng trăm tỷ, tâm điểm giao dịch nhóm ngân hàng

08:00 | 21/06/2021
Chia sẻ
Chuyển động dòng tiền phiên cuối tuần qua tiếp tục hướng đến nhóm bất động sản trong khi giảm ở nhóm ngân hàng, có sự đảo chiều ở ngành thép và dịch vụ tài chính. Khối tự doanh và khối ngoại mua ròng, ngược lại, NĐT cá nhân và và tổ chức trong nước lần lượt bán ròng.

VN-Index tăng 1,31% đóng cửa ở mức 1.377,77 điểm. Độ rộng thị trường cải thiện so với phiên trước với tỷ lệ cổ phiếu tăng- giảm là 249-138. Giá trị giao dịch trên HOSE đạt 23.418 tỷ đồng trong khi giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 28.911 tỷ đồng, tăng 6,3% so với phiên liền trước.

Tỷ trọng phân bổ Dòng tiền tiếp tục có sự dịch chuyển từ ngân hàng sang bất động sản, ngày 18/6/2021.

Dòng tiền tiếp tục vào nhóm bất động sản, có sự đảo chiều ở ngành thép và dịch vụ tài chính

Trong phiên cuối tuần qua, các nhóm ngành bất động sản, hóa chất tiếp tục chứng kiến sự gia tăng của dòng tiền với tỷ trọng lần lượt là 5,38% và 2,8% so với một tháng trước. Ngành bất động sản có sự gia tăng tỷ trọng giao dịch từ tuần trước, còn ngành hóa chất mới có sự gia tăng tỷ trọng mạnh mẽ từ thứ 3 tuần này.

Ngược lại, nhóm ngân hàng tiếp tục chứng kiến sự sụt giảm về tỷ trọng giá trị giao dịch, giảm 12,21% so với 1 tháng trước. Xu hướng giảm tỷ trọng dòng tiền vào ngành Ngân hàng đã diễn ra 2 tuần nay.

Ngoài ra, sự đảo chiều đã diễn ra ở nhóm ngành dịch vụ tài chính hứng khoán, ngành này cũng đã chứng kiến sự sụt giảm về tỷ trọng giá trị giao dịch, giảm 1.31% so với 1 tháng trước. Ngược lại, ngành tài nguyên cơ bản thép đã thu hút dòng tiền trở lại, tỷ trọng giá trị giao dịch đã tăng 2,6% so với 1 tháng trước.

Ngày cuối tuần qua, hai quỹ ETFs (Vaneck và FTSE) tái cơ cấu danh mục thông qua giao dịch cả thỏa thuận, giá thỏa thuận tương đương giá đóng cửa của cổ phiếu. Có những cổ phiếu được sử dụng phương thức thỏa thuận như VNM, DPR, APH.

Theo FiinTrade, các quỹ này cũng đã hút ròng được 165 tỷ trong tháng 6 (tính đến 17/6/2021), sau khi bị rút ròng mạnh 1.240 tỷ trong tháng 5 trước đó.

Tự doanh mua ròng trăm tỷ, tâm điểm giao dịch cổ phiếu ngân hàng

Thống kê giao dịch khối tự doanh công ty chứng khoán ghi nhận giá trị mua ròng 118 tỷ đồng, trong đó mua ròng 144 tỷ đồng qua khớp lệnh.

Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm nay gồm VPB (64 tỷ đồng), VIC (28 tỷ đồng), TCB (17 tỷ đồng), FPT (14 tỷ đồng), HPG, VCB, VNM, DBC, STB, NVL. Ngược lại, họ bán ròng OCB (18 tỷ đồng), TPB (17 tỷ đồng), FUEVFVND (15 tỷ đồng), PVT, DIG, PHR, HCM, DRC, OPC, KDH.

Dòng tiền thông minh 21/6: Tự doanh CTCK mua ròng trăm tỷ, tâm điểm giao dịch nhóm ngân hàng - Ảnh 1.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

NĐT tổ chức trong nước tiếp tục bán ròng, tập trung xả 88 tỷ đồng

NĐT tổ chức trong nước bán ròng 73 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì nhóm này mua ròng 179 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức trong nước mua ròng chủ yếu ngành bất động sản và bán ròng chủ yếu ngành tài nguyên cơ bản.

Dòng tiền thông minh 21/6: Tự doanh CTCK mua ròng trăm tỷ, tâm điểm giao dịch nhóm ngân hàng - Ảnh 2.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

NĐT cá nhân bán ròng khớp lệnh gần 220 tỷ đồng

Về phía NĐT cá nhân, nhóm này bán ròng 105 tỷ đồng, trong đó bán ròng khớp lệnh là 219 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 6/18 ngành, tập trung tài nguyên cơ bản, Dịch vụ tài chính. Top mua ròng của NĐT cá nhân gồm HPG, CTG, MBB, NVL, DXG, VCI, SSI, ACB, PDR, VIC.

Ngược lại, họ bán ròng 12/18 ngành, top bán ròng gồm FLC, HSG, STB, VHM, VCB, MSN, VPB, HNG, AAA. Có thể thấy giao dịch của nhà đầu tư cá nhân khá đối ứng với bán ròng của nước ngoài.

Ngược lại, khối ngoại gom 366 tỷ đồng

NĐT nước ngoài mua ròng 366 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 105 tỷ đồng. Áp lực bán ròng khớp lệnh của nước ngoài tập trung vào ngành bất động sản, tài nguyên cơ bản. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã HPG, MBB, CTG, NVL, DXG, SSI, VCI, GEX, PDR, TCH.

Phía mua ròng khớp lệnh, NĐT nước ngoài tiếp tục mua ròng mạnh Thực phẩm đồ uống. Top mua ròng theo thứ tự các mã HSG, STB, VHM, VNM, VCB, MSN, HNG, HDB, GVR, FUEVFVND.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thu Thảo

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.