|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 20/5: NĐT cá nhân tiếp tục là bên duy nhất mua ròng, nhóm ngân hàng hút vốn

08:39 | 20/05/2021
Chia sẻ
NĐT cá nhân tiếp tục là bên mua ròng duy nhất trên thị trường phiên vừa qua, tập trung gom các mã ngân hàng như STB, VPB, VCB. Ngược lại, tự doanh, khối ngoại và các tổ chức trong nước tiếp tục bán ròng mặc dù giá trị giảm so với phiên trước đó.

Giao dịch thỏa thuận tăng trở lại, NĐT cá nhân giảm mua ròng còn gần 500 tỷ đồng

VN-Index tăng 0,78% đóng cửa ở mức 1.262,49 điểm, độ rộng thị trường cải thiện so với phiên trước với tỷ lệ cổ phiếu tăng-giảm là 183-235. Giá trị giao dịch trên HOSE đạt 21.250 tỷ đồng trong khi giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 24.779 tỷ đồng, tăng 3,2% so với phiên liền trước.

Trong phiên hôm qua, giao dịch thỏa thuận toàn thị trường tăng, đạt 1.588 tỷ đồng.

Trong đó, top giao dịch đáng chú ý gồm NĐT cá nhân mua bán nội khối VIB (200 tỷ đồng), HPG (118 tỷ đồng), VSC (100 tỷ đồng), VCG (76 tỷ đồng), STB (53 tỷ đồng), SAM (46 tỷ đồng). NĐT nước ngoài trao tay nội khối cổ phiếu SBT (164 tỷ đồng), VPB (108 tỷ đồng), MWG (61 tỷ đồng). NĐT tổ chức trong nước bán mã CTG (94 tỷ đồng) cho nước ngoài.

Thống kê các bên giao dịch trong phiên, duy nhất nhà đầu tư cá nhân trong nước mua ròng trong khi toàn bộ các nhóm nhà đầu tư khác tiếp tục bán ròng.

Dòng tiền thông minh 20/5: NĐT cá nhân tiếp tục là bên duy nhất mua ròng, nhóm ngân hàng hút vốn - Ảnh 1.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Cụ thể, NĐT cá nhân riếp tục mua ròng 495 tỷ đồng, trong đó mua ròng khớp lệnh là 505 tỷ đồng.

Tại phía mua ròng ghi nhận có 13/18 ngành. Nhóm đầu tư cá nhân tập trung gom cổ phiếu ngân hàng như STB (154 tỷ đồng), VPB (128 tỷ đồng), VCB, SSB, TCB, BID, EIB và ngành dầu khí như PLX. Ngoài ra, khối này cũng bán ròng VNM (111 tỷ đồng).

Ngược lại, họ bán ròng 5/18 ngành, tập trung vào hàng và dịch vụ công nghiệp như GEX, REE, GMD và công nghệ thông tin như FPT. Nhóm bán lẻ cũng chịu áp lực bán mạnh, đơn cử MSN (110 tỷ đồng).

Tự doanh tiếp đà bán ròng, tập trung xả cổ phiếu STB

Khối tự doanh bán ròng 158 tỷ đồng với khối lượng 4 triệu đơn vị. Đà bán ròng giảm nhẹ so với phiên trước đó nhưng vẫn tiếp tục được duy trì.

Dòng tiền thông minh 20/5: NĐT cá nhân tiếp tục là bên duy nhất mua ròng, nhóm ngân hàng hút vốn - Ảnh 2.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Đáng chú ý tại phía bán ròng, khối tự doanh tập trung áp lực vào cổ phiếu STB (81 tỷ đồng), theo sau là hai mã HPG (18 tỷ đồng) và MBB (13 tỷ đồng). Ngoài ra, dòng vốn tự doanh rút khỏi cổ phiếu VHM, VNM, VRE, VCB, VPB, TCB, KDH.

Diễn biến trái chiều, khối này mua ròng chủ yếu E1VFVN30 (16 tỷ đồng). Ngoài ra còn các cổ phiếu khác như PC1, MWG, VIC, FPT, NVL, PET… nhưng giá trị mua ròng chưa đến 10 tỷ đồng.

Tổ chức trong nước giảm rút vốn, NĐT ngoại bán ròng thấp nhất trong 6 phiên gần đây

Cùng chiều, NĐT tổ chức trong nước bán ròng 33 tỷ đồng, nhưng tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng 42 tỷ đồng.

Trong đó, các tổ chức mua ròng 10/18 nhóm ngành nhưng giá trị chỉ rất thấp, gồm nhóm tài nguyên cơ bản và bất động sản. Theo mã, tổ chức trong nước mua ròng khớp lệnh FLC, HPG, MBB, ROS, MSN, FPT, VPB, TPB, FCN, GEX.

Phía bán ròng của nhóm này có 7/18 ngành, chịu áp lực xả chủ yếu là các mã ngân hàng. Theo mã, tổ chức trong nước bán ròng khớp lệnh STB, SSB, GVR, IJC, EIB, CII, KDB, TCB, HCM, CTG, VCB.

Tương tự, NĐT nước ngoài bán ròng 315 tỷ, đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 389 tỷ đồng. Đây là mức bán ròng thấp nhất trong 6 phiên liên tiếp.

Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã VPB, VNM, NVL, PLX, VIC, VCB, VRE, HPG, STB, VJC. Phía mua ròng khớp lệnh, nước ngoài mua ròng mạnh nhất theo thứ tự các mã MSN, VHM, CTG, MBB, DGC, DGW, VIB, FUEVFVND, SSI, HSG.

Như vậy khối ngoại tiếp tục bán ròng các mã vốn hóa lớn, mua vào chủ yếu midcap. Nhóm cổ phiếu họ Vingroup VIC và VRE vẫn được bán ròng trong khi đó VHM nằm trong top mua ròng.

Thu Thảo

Chủ tịch Sacombank: Tôi không liên quan gì bà Trương Mỹ Lan, Vạn Thịnh Phát
Người đứng đầu ngân hàng nói rằng tất cả tin đồn ảnh hưởng đến ông sẽ ảnh hưởng đến Sacombank, từ đó chắc chắn ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông.