|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 19/4: Tổ chức trong nước mua ròng hơn 620 tỷ đồng phiên VN-Index giảm gần 26 điểm, tâm điểm nhóm ngân hàng

08:02 | 19/04/2022
Chia sẻ
Trong phiên giao dịch đầu tuần, tổ chức trong nước (bao gồm tự doanh) đảo chiều mua ròng nâng đỡ thị trường. Về giá trị cụ thể, khối này rót ròng 621 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ gom ròng 661 tỷ đồng.

VN-Index hai lần trải qua mô hình 3 con quạ đen với khối lượng tăng dần, cho thấy tâm lý thị trường giờ đang rất tiêu cực. Chỉ số gần như bị lực bán ép giảm từ đầu phiên sáng đến lúc đóng cửa, dù ở cuối phiên vùng lên nhưng rồi vẫn không thoát khỏi số phận bị đàn áp.

Kết phiên, VN-Index đóng cửa tại ngưỡng 1.432,6, giảm gần 26 điểm so với phiên trước đó. Độ rộng thị trường nghiêng về phía tiêu cực với hầu hết tất cả các ngành đều giảm điểm mạnh.

Giá trị giao dịch trên sàn HOSE đạt 26.017 tỷ đồng, thanh khoản toàn thị trường đạt 30.079 tỷ đồng, tăng 20,2% so với phiên liền trước. Thống kê của FiinTrade cho thấy dòng tiền tăng vào nhóm chứng khoán, bán lẻ, xây dựng & vật liệu, trong khi giảm ở nhóm ngân hàng, hóa chất, thực phẩm & đồ uống.

Phiên giảm điểm mạnh ghi nhận 373 mã giảm điểm trên sàn HOSE, trong đó có đến 87 mã giảm sàn và rơi nhiều vào nhóm xây dựng & bất động sản. Ở chiều ngược lại, 3 nhóm ngược dòng thị trường hôm nay tiếp tục gọi tên thủy sản, bán lẻ và cao su với mức tăng phổ biến từ 4 – 6%.

 Thống kê giao dịch của các bên tham gia thị trường. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

Tổ chức nội chuyển mua ròng sau 3 phiên rút vốn liên tiếp

Trong phiên giao dịch đầu tuần, tổ chức trong nước (bao gồm tự doanh) đảo chiều mua ròng nâng đỡ thị trường. Về giá trị cụ thể, khối này rót ròng 621 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ gom ròng 661 tỷ đồng.

Thống kê cho thấy, tổ chức nội bán ròng 6/18 ngành với giá trị lớn nhất đặt tại nhóm xây dựng & vật liệu. Top10 mã bị bán ròng mạnh nhất có DIG, VHC, CTR, TTF, MIG, PNJ, FUEVFVND, VHM, E1VFVN30, TRC.

Trong khi đó, dòng tiền của NĐT tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu của các nhà băng. Danh mục Top10 mua ròng của khối này gồm FPT, VIC, ACB, TCB, VNM, MSN, HQC, CTG, STB, VCB.

 

Top5 mã tổ chức trong nước mua/bán ròng phiên 18/4. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

NĐT cá nhân bán ròng hơn 630 tỷ đồng, tâm điểm GEX, FPT, DXG

Trong phiên VN-Index nối dài xu hướng giảm, giao dịch của NĐT cá nhân vẫn nhuốm màu ảm đạm với việc bán ròng 631 tỷ đồng, trong đó họ rút ròng khớp lệnh 611 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 6/18 ngành, chủ yếu là ngành bảo hiểm. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung tại các cổ phiếu như DIG, BVH, HPG, VHM, MIG, VHC, PHR, TTF, CTR, FRT.

Phía bán ròng khớp lệnh, cá nhân trong nước bán ròng 12/18 ngành với áp lực bán tập trung tại nhóm ngân hàng, bất động sản. Top bán ròng có GEX, FPT, DXG, VIC, ACB, TCB, TPB, DPM, NLG.

Top5 mã tổ chức trong nước mua/bán ròng phiên 18/4. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

Khối ngoại mua bán cân bằng trong phiên VN-Index nhuộm đỏ

Khối ngoại gần như mua bán cân bằng trong phiên đầu tuần. Cụ thể, NĐT nước ngoài mua ròng 10,5 tỷ đồng trên HOSE, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 49 tỷ đồng.

Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm bất động sản, hóa chất. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: GEX, DXG, DPM, NLG, DIG, DCM, FUEVFVND, CII, TPB, E1VFVN30.

Tại phía bán ròng khớp lệnh, NĐT nước ngoài xả mạnh nhất cổ phiếu bảo hiểm. Top bán ròng khớp lệnh của khối ngoại gồm các mã: HPG, BVH, CTG, MSN, VHM, SSI, PHR, MIG, KBC.

Thu Thảo

Liên tục tăng trưởng, FDI có trở thành 'trụ cột' cho nền kinh tế năm nay?
Trong tháng 4, lượng vốn FDI và số dự án đầu tư mới đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Xu hướng tích cực của dòng vốn FDI được kỳ vọng sẽ trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng, là 'trụ cột' quan trọng cho nền kinh tế trong bối cảnh đầu tư công chậm lại và đầu tư tư nhân vẫn ở mức rất thấp.