|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 18/8: Tự doanh gom ba phiên liên tiếp bất chấp đà rút ròng từ khối ngoại

08:37 | 18/08/2020
Chia sẻ
Chuyển động dòng tiền có sự phân hóa, tập trung nhiều tại bất động sản và ngân hàng cùng với thanh khoản tương đương phiên trước. Trong khi khối ngoại chưa dừng bán ròng gia tăng áp lực điều chỉnh lên chỉ số, khối tự doanh ghi nhận phiên mua ròng thứ ba liên tiếp, tâm điểm giao dịch VNM và HPG.

Dòng tiền thông mình tiếp hướng đến nhóm BĐS và ngân hàng, VN-Index tiến tới mốc 860 điểm

VN-Index giảm vào phiên sáng, có thời điểm giảm xuống mức 841 điểm, tuy nhiên lực cầu hồi phục ở phiên chiều đã kéo chỉ số tăng trở lại và đóng cửa tại mức 850,15 điểm. Đóng cửa, VN-Index giảm 0,59 điểm (0,07%) xuống 850,15 điểm, HNX-Index tăng 0,84% lên 117,21 điểm, UPCoM-Index tăng 0,22% lên 56,86 điểm.

Dòng tiền đầu tư phân hóa và có sự suy giảm so với phiên cuối tuần trước, tuy có 10/19 nhóm ngành tăng điểm nhưng sự giảm mạnh ở các nhóm ngành như bán lẻ, du lịch và giải trí, ô tô và phụ tùng đã kéo VN-Index giảm. 

Ngoài ra, bất động sản, ngân hàng vẫn và sản xuất thực phẩm là Top3 nhóm cổ phiếu đạt giá trị giao dịch cao nhất trong phiên.

Trong khi đó, khối ngoại đã tiếp tục bán ròng trên cả hai sàn HOSE và HNX, tuy nhiên giá trị bán ròng có xu hướng giảm dần. Thanh khoản thị trường không thay đổi nhiều so với phiên hôm trước, độ rộng thị trường ở trạng thái tiêu cực cho thấy thị trường đang khá cẩn trọng. 

Việc các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng giảm bán ròng, cùng với sự xuất hiện của nhiều tín hiệu kĩ thuật tích cực, nhiều khả năng VN-Index hồi phục trong những phiên tới và có thể tiến tới mức 860 điểm.

Khối tự doanh mua ròng nhẹ phiên thứ ba liên tiếp, tâm điểm giao dịch VNM và HPG

Trong phiên giao dịch vừa qua, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán tiếp tục mua ròng nhẹ 8,3 tỉ đồng với khối lượng 683.900 đơn vị. 

Dòng tiền thông minh 18/8: Tự doanh gom ba phiên liên tiếp bất chấp đà rút ròng từ khối ngoại - Ảnh 1.

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp từ Fiinpro

Top10 cổ phiếu thu hút dòng vốn tự doanh, mã VNM dẫn đầu với giá trị 18,16 tỉ đồng. Theo sau đó, khối này rót vốn vào HPG (17,84 tỉ đồng), MWG (15,81 tỉ đồng) và VPB (12,32 tỉ đồng). Mặt khác, hai cổ phiếu VIC và TCB lần lượt ghi nhận giá trị mua 10,4 tỉ đồng và 10,35 tỉ đồng.

Cùng chiều, bộ phận tự doanh tìm đến VHM (8,95 tỉ đồng), FPT (8,6 tỉ đồng), MSN (8,48 tỉ đồng) và MBB (7,49 tỉ đồng).

Top10 mã bị bán ra, khối tự doanh tập trung áp lực lên cổ phiếu HPG (19,62 tỉ đồng) và VNM (16,8 tỉ đồng). Ghi nhận giá trị bán ra trên 10 tỉ đồng trong phiên còn có cổ phiếu VCB (13,94 tỉ đồng), VPB (13,09 tỉ đồng), MWG (12,06 tỉ đồng) và TCB (11,37 tỉ đồng).

Ngoài ra, khối tự doanh rút voond khỏi cổ phiếu FPT (9,91 tỉ đồng), VIC (9,31 tỉ đồng), VHM (8,98 tỉ đồng) và MSN (6,49 ti đồng).

Khối ngoại tiếp tục bán ròng trăm tỉ đồng phiên đầu tuần, chủ yếu xả VHM

Thống kê trên HOSE, NĐT nước ngoài rút ròng 84 tỉ đồng với khối lượng hơn 4,3 triệu đơn vị. Trong đó, không mã nào ghi nhận giá trị mua ròng trên 10 tỉ đồng trong phiên giao dịch vừa qua.

Cụ thể, hai mã ghi nhận giá trị mua ròng lớn nhất là cổ phiếu HPG và cổ phiếu SAB, giá trị tương ứng 7,97 tỉ đồng và 6,88 tỉ đồng. Kế đến, NĐT nước ngoài gom cổ phiếu VCB (6,52 tỉ đồng), HDB (4,38 tỉ đồng), BMP (1,95 tỉ đồng), HSG (1,28 tỉ đồng).

Cùng chiều, khối ngoại mua ròng hai mã STB và SZC lần lượt 1,23 tỉ đồng và 1,20 tỉ đồng. Cổ phiếu lọt top mua ròng trong phiên còn có DRC (1,15 tỉ đồng) và NLG (0,99 tỉ đồng).

Tại phía bán ròng, mã dẫn đầu là VHM với giá trị 33,82 tỉ đồng. Theo sau đó, dòng vốn ngoại rút ròng trên 10 tỉ đồng khỏi các mã MSN (16,48 tỉ đồng), VRE (10,01) tỉ đồng).

Cùng chiều, NĐT nước ngoài còn bán ròng các mã HDC (4,54 tỉ đồng), VPI (4,49 tỉ đồng), GEX (4,39 tỉ đồng) và BWE (3,36 tỉ đồng). Một số cổ phiếu khác như TDM, VJC, KDH cũng bị rút ròng nhưng với giá trị thấp hơn.

Trên HNX, NĐT nước ngoài bán ròng 9,45 tỉ đồng và khối lượng 928.485 cổ phiếu. Tại chiều bán ròng, cổ phiếu PVS dẫn đầu với giá trị bán ròng 5,6 tỉ đồng, kế đến là mã BCC (2 tỉ đồng). Bên cạnh đó, khối ngoại bán ròng nhẹ các cổ phiếu khác như PGS, ADC, DTD...

Diễn biến trái chiều, cổ phiếu CVN được NĐT nước ngoài mua vào 495 triệu đồng. Ngoài ra, dòng vốn ngoại tìm đến một số mã như BVS (487 triệu đồng), SHS (106 triệu đồng), NDN (74 triệu đồng)...

Trên thị trường UPCoM, khối ngoại bán ròng 9,3 tỉ đồng với khối lượng 37.759 đơn vị. Về giá trị cụ thể, NĐT nước ngoài mua ròng 1,8 tỉ đồng mã MCH, 1 tỉ đồng mã NTC. Cùng chiều, dòng vốn ngoại tìm đến một số cổ phiếu như VAV, DTI, FOC...

Ngược lại, khối ngoại bán ròng 11 tỉ đồng cổ phiếu VTP, kế đến là mã WSB với hơn 1 tỉ đồng, ngoài ra còn có CTR, VEA, KDF...

Cổ đông lớn của Transimex muốn thoái bớt vốn tại công ty

Thông tin từ HOSE, CTCP Đầu tư Toàn Việt đăng kí bán 200.000 cp TMS tại CTCP Transimex trong thời gian từ ngày 20/8 đến 18/9 theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.

Doanh nghiệp này hiện là cổ đông lớn của Transimex với tỉ lệ sở hữu 6,783% vốn điều lệ. Nếu thoái vốn thành công, tỉ lệ nắm giữ của đơn vị này sẽ giảm còn 6,499%.

Được biệt, Chủ tịch HĐQT Transimex Bùi Tuấn Ngọc đồng thời đảm nhiệm vị trí Chủ tịch của Đầu tư Toàn Việt. Ngoài ra, ông Ngọc cũng là cổ đông của Transimex với tỉ lệ nắm giữ 0,657% vốn cổ phần.

Ánh Hường

[Cập nhật] KQKD ngân hàng 2024: Xuất hiện nhà băng có lợi nhuận tăng bằng lần
Nhiều ngân hàng thông báo vượt chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đã được đại hội đồng cổ đông giao. Trong đó, một số nhà băng ước tính tăng trưởng lợi nhuận, dư nợ tín dụng cả năm 2024 sẽ ở mức hai con số.