|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh (18/6): Tự doanh CTCK tiếp tục bán ròng 157 tỉ đồng, nhóm ngân hàng tiếp tục hút tiền

07:41 | 18/06/2019
Chia sẻ
Chuyển động dòng tiền thông minh ngày 18/6, khối ngoại 'gom' 108 tỉ đồng phiên VN-Index mất mốc 950 điểm, dòng tiền thông minh tìm đến cổ phiếu tài chính và tiêu dùng thiết yếu.

VN-Index mất mốc 950 điểm, dòng tiền thông minh tìm đến cổ phiếu tài chính và tiêu dùng thiết yếu

Trong phiên giao dịch hôm quan (17/6), thị trường chứng khoán diễn biến tiêu cực khiến VN-Index mất mốc hỗ trợ 950 điểm. Kết phiên, VN-Index giảm 6,66 điểm (0,7%) xuống 946,95 điểm; HNX-Index tăng 0,04% lên 103,5 điểm; UPCoM-Index giảm 0,13% xuống 54,97 điểm.

Nhóm 'họ Vingroup' đóng cửa giảm giá tạo áp lực lớn lên chỉ số, các mã VHM, VIC và VRE kéo VN-Index mất 3,53 điểm. Bên cạnh đó, NVL và TCB cũng là những mã tác động tiêu cực lên thị trường.

Xu hướng ngược lại với các cổ phiếu trên, các mã vốn hóa lớn giao dịch khởi sắc kìm hãm đà giảm của chỉ số. Tiêu biểu có POW giúp cải thiện chỉ số 0,25 điểm, ngoài ra có nhóm ngân hàng CTG và EIB. Cổ phiếu BVH và DTL đóng cửa trong sắc xanh tác động tích cực lên thị trường.

Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 205 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch 4.462 tỉ đồng. Dòng tiền tập trung vào ngành ngân hàng và tiêu dùng thiết yếu , thanh khoản thị trường cải thiện đáng kể so với phiên giao dịch trước.

Khối tự doanh bán ròng hơn 157 tỉ đồng, 'xả' VNM trong khi tập trung mua ròng VIC

Thống kê giao dịch phiên hôm qua, bộ phận tự doanh của công ty chứng khoán bán ròng 157,2 tỉ đồng với khối lượng 7,3 triệu đơn vị.

d1

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp

Tại giao dịch cổ phiếu, dẫn đầu chiều bán ra là cổ phiếu VHM với giá trị 28,24 tỉ đồng. Theo sau đó, khối tự doanh bán ra cổ phiếu TCB 18,71 tỉ đồng, POW (17,19 tỉ đồng), HPG (16,51 tỉ đồng). Bên cạnh đó, khối này cũng tạo áp lực bán trên 10 tỉ đồng lên các mã VIC, VJC, MSN, MWG, VPB.

Diễn biến trái chiều, khối tự doanh mua vào chủ yếu cổ phiếu VIC (82,74 tỉ đồng) và MWG (22,36 tỉ đồng). Một số mã cùng trong top mua vào, tuy nhiên với giá trị thấp hơn rõ rệt như VHM (2,4 tỉ đồng), HDB (2,14 tỉ đồng). Ngoài ra còn có các cổ phiếu ghi nhận giá trị mua vào dưới tỉ đồng gồm EIB, VNM, PNJ, STB, VGC.

Tại giao dịch chứng chỉ quỹ, khối này bán ròng 14,67 tỉ đồng chứng chỉ quỹ E1VFVN30.

Ngược chiều tự doanh, khối ngoại 'gom' trăm tỉ toàn thị trường

Trong phiên hôm qua, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng hơn 108 tỉ đồng trên toàn thị trường, tập trung giao dịch cổ phiếu vốn hóa lớn.

Cụ thể, sàn HOSE ghi nhận giá trị mua ròng đạt 103,6 tỉ đồng với khối lượng 1,93 triệu đơn vị. Trong đó, giao dịch cổ phiếu VNM chiếm phần lớn giá trị mua vào của khối này trên HOSE (28,67 tỉ đồng), ngoài ra có POW (22,96 tỉ đồng). Những mã được mua ròng nhiều còn có BVH (15,34 tỉ đồng), E1VFVN30 (15,21 tỉ đồng), AST (13,55 tỉ đồng), VCB (13,48 tỉ đồng), VJC (10,7 tỉ đồng) và MSN (10,4 tỉ đồng). Ngược lại, EIB (15,53 tỉ đồng) bị bán ròng nhiều nhất, tiếp đến là HPG (15,21 tỉ đồng) và VRE (9,3 tỉ đồng).

Trên HNX, khối ngoại mua ròng nhẹ 1,5 tỉ đồng với khối lượng 35.116 đơn vị. Nhóm cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất có PVS (3,1 tỉ đồng), SHE (123 triệu đồng), SHB (112 triệu đồng) trong khi cổ phiếu DAE (935 triệu đồng), DNP (402 triệu đồng) bị bán ròng.

Hoạt động mua ròng cũng diễn ra trên UPCoM, khối ngoại 'gom' 3,1 tỉ đồng đi cùng khối lượng 78.875 đơn vị. Khối này tập trung vào QSN (4,8 tỉ đồng), VTP (3,7 tỉ đồng) và ACV (1,9 tỉ đồng), trái lại, BSR bị bán ròng 1,05 tỉ đồng.

SANYO Việt Nam đăng ký mua 6,5 triệu cổ phiếu SRF, em trai Chủ tịch Transimex muốn tăng tỉ lệ sở hữu công ty

Thống kê đăng ký giao dịch trên hai sàn phiên đầu tuần, lãnh đạo và người có liên quan muốn mua số lượng lớn cổ phiếu TMS, TDG, SRF, OCH, duy nhất TV4 bị đăng ký bán ra.

d2

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp

Về thông tin giao dịch đáng chú ý, công ty TNHH Kỹ thuật và Xây dựng SANYO Việt Nam đăng ký mua 6,5 triệu cổ phiếu SRF của CTCP Kỹ nghệ lạnh – Searefico. Thời gian giao dịch dự kiến từ 20/6 đến 17/7 theo phương thức thỏa thuận hoặc khớp lệnh. Hiện, SANYO Việt Nam không nắm giữ cổ phiếu SRF nào. Nếu giao dịch thành công, SANYO Việt Nam sẽ trở thành cổ đông lớn của Searefico với tỉ lệ sở hữu 21,16% vốn điều lệ.

Trong một diễn biến khác, ông Bùi Minh Tuấn – Thành viên HĐQT đồng thời là cổ đông lớn của CTCP Transimex (Mã: TMS) thông tin muốn tăng tỉ lệ sở hữu từ 12,561% lên 14,666% vốn cổ phần thông qua giao dịch mua 1 triệu cổ phiếu TMS. Giao dịch dự kiến diễn ra trong thời gian từ 19/6 đến 18/7. Được biết, ông Tuấn là em trai ông Bùi Tuấn Ngọc – Chủ tịch HĐQT công ty.

Ánh Hường