|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 18/5: NĐT cá nhân mua ròng gần 2.200 tỷ đồng, gom mạnh VPB, HPG và VIC

08:30 | 18/05/2021
Chia sẻ
Thống kê giao dịch phiên vừa qua, NĐT cá nhân là bên duy nhất mua ròng với giá trị gần 2.200 tỷ đồng, trong khi đó tự doanh, khối ngoại và các tổ chức trong nước đồng loạt rút vốn khỏi thị trường.

Giao dịch thỏa thuận vượt 2.000 tỷ đồng, chủ yếu do giao dịch của NĐT cá nhân

Trong phiên giao dịch vừa qua, VN-Index giảm 0,33% đóng cửa ở mức 1.262,13 điểm, độ rộng thị trường thu hẹp với tỷ lệ cổ phiếu tăng-giảm là 135-277. Giá trị giao dịch trên HOSE đạt 22.407 tỷ đồng trong khi giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 27.798 tỷ đồng, tăng 6% so với phiên liền trước.

Giá trị giao dịch thỏa thuận toàn thị trường tăng chủ yếu giữa các cá nhân với nhau và giữa các nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài. Cụ thể trong ngày hôm qua, giá trị giao dịch thỏa thuận đạt 2.045 tỷ đồng.

Top giao dịch đáng chú ý gồm NĐT cá nhân mua bán nội khối VIB (365 tỷ đồng), DBC (112 tỷ đồng), VGC (111 tỷ đồng), SAM (80 tỷ đồng), ACB (75 tỷ đồng), SJS (63 tỷ đồng). NĐT nước ngoài trao tay nội khối SBT (105 tỷ đồng), VRE (47 tỷ đồng).

Ngoài ra, NĐT tổ chức trong nước bán FPT (240 tỷ đồng) cho NĐT nước ngoài, bán TPB (123 tỷ đồng) cho cả tổ chức trong nước và cá nhân.

NĐT cá nhân gom trăm tỷ đồng các mã VPB, HPG và VIC

NĐT cá nhân tiếp tục mua ròng 2.168 tỷ đồng, trong đó mua ròng khớp lệnh là 1.993 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 16/18 ngành, tập trung ngân hàng như VPB (308 tỷ đồng), MBB (114 tỷ đồng), CTG (113 tỷ đồng), MSN, VCB, SSB, STB, LPB, HDB; bất động sản như VIC (220 tỷ đồng), IJC, NVL, NLG; thực phẩm và đồ uống như VNM (206 tỷ đồng), MSN. Ngoài ra, nhóm này còn mua ròng cổ phiếu HPG gần 254 tỷ đồng.

Họ bán ròng 2/18 ngành với giá trị bán ròng rất thấp là ô tô phụ tùng, hàng và dịch vụ công nghiệp.

Dòng tiền thông minh 18/5: NĐT cá nhân mua ròng gần 2.200 tỷ đồng, gom mạnh VPB, HPG và VIC - Ảnh 1.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Tự doanh chuyển bán ròng 280 tỷ đồng, xả trăm tỷ đồng HPG

Khối tự doan chuyển vị thế bán ròng 279 tỷ đồng, trong đó bán ròng 268 tỷ đồng qua khớp lệnh. Khối lượng bán ròng trong phiên đạt 5,1 triệu đơn vị. Khối tự doanh bán ròng trụ lớn và mua chủ yếu các mã midcaps.

Dòng tiền thông minh 18/5: NĐT cá nhân mua ròng gần 2.200 tỷ đồng, gom mạnh VPB, HPG và VIC - Ảnh 2.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Đáng chú ý, khối tự doanh bán ròng mạnh nhất cổ phiếu HPG trong phiên hôm qua (107 tỷ đồng), đây cũng là mã duy nhất ghi nhận giá trị ròng trên trăm tỷ đồng.

Theo sau đó, dòng vốn tự doanh rút khỏi cổ phiếu VIC (38 tỷ đồng), TCB (23 tỷ đồng), VNM (18 tỷ đồng). Một số mã khác cùng chiều với giá trị trên 10 tỷ đồng như MSB, EIB, MBB, FPT, VHM.

Ngược lại, khối tự doanh mua ròng GAS, SSI, VPB, PLX, CII… tuy nhiên không có mã nào đạt giá trị đến 10 tỷ đồng.

Tổ chức trong nước bán ròng gần 640 tỷ đồng, cùng chiều khối ngoại

Về phía NĐT tổ chức trong nước bán ròng 637 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 249 tỷ đồng.

Tại phía mua ròng, nhóm này gom 9/18 nhóm ngành nhưng giá trị chỉ rất thấp, cao nhất chỉ mua ròng khớp lệnh ngành ô tô và phụ tùng. Theo mã giao dịch, tổ chức trong nước mua ròng khớp lệnh VHM, TCB, TCH, GAS, KDC, HSG, BID, SSI, KBC, TV2.

Phía bán ròng ghi nhận 9/18 ngành, trong đó chịu áp lực chủ yếu có ngân hàng và bất động sản. Theo mã, họ bán ròng khớp lệnh SSB, IJC, MBB, VPB, CTG, STB, VIC, ROS. AMD, VNM.

Cùng chiều, NĐT nước ngoài bán ròng 1.285 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 1.476 tỷ đồng.

Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã VPB, VNM, VIC, HPG, CTG, MBB, MSN, VCB, PLX, GAS. Phía mua ròng khớp lệnh, nước ngoài mua ròng mạnh nhất theo thứ tự các mã sau GMD, DHC, VHM, DGC, NKG, LHG, HSG, DGW, SMC, TCH.

Như vậy, nước ngoài tiếp tục quay lại bán ròng mạnh HPG và CTG trong phiên ngày hôm nay và họ đã quay sang bán ròng VPB.

Các mã nước ngoài bán là các mã trụ lớn trong khi đó, phía mua ròng họ mua chứng chỉ quỹ và midcap nhiều hơn. Nhóm cổ phiếu họ Vingroup có VHM đã được mua ròng trở lại, VIC và VRE vẫn bị bán ròng.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thu Thảo

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.