|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 17/5: NĐT cá nhân bán ròng gần 250 tỷ đồng phiên VN-Index hồi phục bất thành

07:00 | 17/05/2022
Chia sẻ
Trong phiên VN-Index hồi phục bất thành, NĐT cá nhân giảm quy mô rút vốn còn gần 250 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 182 tỷ đồng.

Sau tuần giảm điểm kỷ lục, thị trường chứng khoán Việt Nam có một màn mở đầu tuần mới với mức tăng tương đối khởi sắc. Tuy nhiên, đối diện với ngưỡng cản 1.210 điểm, áp lực bán dâng cao khiến chỉ số quay đầu và tiếp tục hành trình dò tìm đáy mới. Kết phiên, VN-Index giảm 10,82 điểm, tương đương 0,91% và đóng cửa tại 1.171,95 điểm.

Thanh khoản giảm so với phiên trước với 551,4 triệu cổ phiếu được khớp lệnh trên sàn HOSE. Tương tự, các cổ phiếu vốn hóa lớn cũng chịu sức ép bán ra và khiến VN30-Index kết phiên giảm 8,68 điểm, tương đương 0,71%.

Dù vậy, sắc xanh vẫn là màu sắc chủ đảo của nhóm VN30 với 16 cổ phiếu đóng cửa tăng giá và 11 cổ phiếu giảm giá. Dẫn đầu nhóm tăng giá là SSI (+5,8%), kế đến PLX (+4,7%), VRE (+3,85), TPB (+3,3%), CTG (+2,7%)… Ngược lại, nhóm đã ngăn chặn đà tăng của chỉ số như MSN và STB đóng cửa giảm hết biên độ, theo sau là BVH (-5,5%), GAS (-5%), TCB (-3,6%)…

Nhìn chung hầu hết các nhóm ngành đều có diễn biến tích cực vào đầu phiên, nhưng lại bị thu hẹp đáng kể đà tăng ngay sau đó như bảo hiểm, bán lẻ, xây dựng… Bên cạnh đó, diễn biến tiêu cực suốt cả phiên của họ thủy sản và vận tải biển cũng phần nào củng cố thêm cho sự suy yếu của thị trường. Điểm sáng trong phiên hôm nay thuộc về nhóm chứng khoán và dầu khí khi ngược dòng tăng điểm.

Thống kê giao dịch của các bên tham gia thị trường. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

Tổ chức nội bán ròng nhẹ, TCB và STB là tâm điểm rút vốn

Trong phiên giao dịch đầu tuần, NĐT tổ chức trong nước (bao gồm khối tự doanh công ty chứng khoán) mua bán cân bằng với cán cân giao dịch nghiêng nhẹ về bên bán, theo đó họ bán ròng nhẹ 7 tỷ đồng. Tính riêng khớp lệnh thì họ rút ròng 75 tỷ đồng.   

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức trong nước bán ròng 9/18 ngành, giá trị lớn nhất là nhóm bất động sản. Top bán ròng có TCB, STB, DXG, FUEVFVND, VHM, VNM, HAH, POW, SHB, PLX.

Trong khi đó, dòng tiền của NĐT tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành thép. Top mua ròng có HSG, MWG, VCB, ACB, VHC, DGC, BID, TDM, VRE, DPM.

  Top5 mã tổ chức trong nước mua/bán ròng phiên 16/5. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

Cá nhân trong nước bán ròng gần 250 tỷ đồng phiên VN-Index hồi phục bất thành

Trong phiên VN-Index hồi phục bất thành, NĐT cá nhân giảm quy mô rút vốn còn gần 250 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 182 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 6/18 ngành, chủ yếu là ngành bất động sản. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung tại các mã STB, SSI, TCB, VHM, DXG, GAS, HAH, VNM, KDH, POW.

Bên phía bán ròng khớp lệnh, cá nhân trong nước bán ròng 12/18 ngành chủ yếu là nhóm tài nguyên cơ bản, hóa chất. Top bán ròng có: HSG, HPG, CTG, VHC, MWG, VRE, DPM, DGC, VCI.

Top10 mã NĐT cá nhân mua/bán ròng phiên 16/5. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

Khối ngoại là bên mua ròng duy nhất

Về phía NĐT nước ngoài, họ duy trì mua ròng 257 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng 257,4 tỷ đồng.

Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm tài nguyên cơ bản, hàng & dịch vụ công nghiệp. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: CTG, HPG, VCI, NLG, FUEVFVND, E1VFVN30, VRE, PVT, GMD, DPM.            

Trong khi đó, dòng tiền ngoại chủ yếu rút khỏi nhóm điện, nước & xăng dầu khí đốt. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã SSI, STB, VHM, GAS, VCB, VGC, PC1, CRE, DXG.

Theo thống kê của FiinTrade, nhóm cổ phiếu dầu khí ghi nhận giá trị giao dịch giảm 10% với trung bình 5 phiên liền trước, chỉ số giá ngành tăng 3,84% do áp lực bán đã giảm. Các cổ phiếu giao dịch mạnh nhất là PVS, PVD, BSR, PLX, PVC trong đó 2 mã tăng trần. Đây là nhóm cổ phiếu điều chỉnh sớm nhất và bị giảm điểm mạnh trong vòng một tháng gần đây, trừ PLX, các cổ phiếu còn lại giảm trên 20%.

Chỉ số dòng tiền tích lũy của họ "P" đang ở vùng thấp nhất trong vòng 1 năm và đang tạo phân kỳ với chỉ số giá. Chỉ số dòng tiền trong mối tương quan với thanh khoản toàn thị trường đã thoát đáy 1 năm. Điều này cho thấy dòng tiền vào nhóm này mạnh hơn so với thị trường.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thu Thảo

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.