|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh (16/10): Tự doanh CTCK trở lại mua ròng phiên khối ngoại xả trăm tỉ ba mã họ Vingroup

07:03 | 16/10/2019
Chia sẻ
Chuyển động dòng tiền thông minh ngày 16/10, khối tự doanh trở lại mua ròng nhẹ sau hai phiên xả liên tiếp, tập trung giao dịch cổ phiếu ngân hàng EIB và MBB.

Dòng tiền thông minh tìm đến cổ phiếu tài chính và công nghiệp

Sự hưng phấn từ cái bắt tay của Mỹ-Trung đã phần nào bị thay thế bởi những lo ngại khi phía Trung Quốc muốn đàm phán thêm trước khi chính thức kí kết.

Theo đó, VN-Index mở đầu phiên giao dịch với diễn biến giằng co và rung lắc khá mạnh khi áp lực bán đè nặng lên các mã VHM, GAS, VNM. Trong phiên chiều, lực đỡ yếu ớt từ các cổ phiếu ngành ngân hàng như TCB, BID, VCB, VPB không đủ để duy trì sắc xanh cho chỉ số.

Kết phiên, VN-Index giảm 0,52 điểm (0,05%) xuống 993,05 điểm; HNX-Index giảm 0,04% xuống 106,01 điểm; UPCoM-Index giảm 0,04% xuống 56,76 điểm.

Khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 224,7 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 4.743 tỉ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 1.572 tỉ đồng. Dòng tiền tiếp tục xoay quanh nhóm tài chính và công nghiệp.

Khối tự doanh trở lại mua ròng sau hai phiên bán ròng trăm tỉ

Thống kê giao dịch bộ phận tự doanh công ty chứng khoán phiên hôm qua, khối này trở lại mua ròng nhẹ sau hai phiên xả 135 tỉ đồng toàn thị trường.

td

Nguồn: Chứng khoán Yuanta

Ở phía bán ra, khối tự doanh tập trung thoái cổ phiếu EIB với giá trị 25,2 tỉ đồng. Ngoài ra, khối này bán ra trên 10 tỉ đồng mã MBB, giá trị cụ thể 11,6 tỉ đồng. Cùng với đó, cổ phiếu TCO ghi nhận giá trị bán 7,5 tỉ đồng, theo sau là C32 (6,3 tỉ đồng) và SJS (6,2 tỉ đồng).

Ngược lại, tại phía mua vào, dẫn đầu là cổ phiếu MBB với giá trị mua 8 tỉ đồng. Bên cạnh đó, khối tự doanh chủ yếu tìm đến mã BMI (6,6 tỉ đồng), VNM (5,2 tỉ đồng) và HPG (5 tỉ đồng). Riêng chứng chỉ quĩ E1VFVN30 ghi nhận giá trị mua vào 4,6 tỉ đồng.

Khối ngoại giao dịch trái chiều trên hai sàn, bán ròng trăm tỉ 'họ Vingroup'

Trên HOSE, khối ngoại bán ròng 159 tỉ đồng với khối lượng 5,3 triệu đơn vị. Đáng chú ý, NĐT nước ngoài xả cổ phiếu VIC hơn 83 tỉ đồng. Cùng chiều, hai mã VNM và HPG bị bán ròng lần lượt 37 tỉ đồng và 26,8 tỉ đồng. Hai cổ phiếu khác thuộc 'họ Vingroup' là VRE và VHM bị bán ròng với giá trị 18,8 tỉ đồng và 12,54 tỉ đồng.

Diễn biến trái chiều, tâm điểm là nhóm ngân hàng khi mã VCB được mua ròng nhiều nhất 16,2 tỉ đồng. Khối này cũng gom trên 10 tỉ đồng hai mã NVL (14,3 tỉ đồng) và BID (11,8 tỉ đồng).

Sàn HNX ghi nhận giá trị mua ròng 125,2 tỉ đồng với khối lượng 4,2 triệu cổ phiếu chủ yếu nhờ giao dịch thỏa thuận 4,3 triệu cổ phiếu PVI tương đương giá trị 128 tỉ đồng. Theo đó, mã này được khối ngoại mua ròng 142 tỉ đồng. Ngoài ra, ghi nhận giá trị mua ròng trên 1 tỉ đồng còn có cổ phiếu SHS. Trong khi đó, dòng tiền rút ròng khỏi NTP, DNP, CEO…

Giao dịch trên UPCoM, khối ngoại mua ròng 9,7 tỉ đồng với khối lượng 252.546 đơn vị. Những mã nổi bật ở chiều mua ròng như VTP (3,3 tỉ đồng), VEA (2 tỉ đồng), ACV (1,2 tỉ đồng). Ngược lại, NĐT ngoại tập trung thoái ròng cổ phiếu VOC, SDI và SIP.

Quản lí quĩ SSI muốn trở thành cổ đông của Bao bì Biên Hòa

Thống kê thông báo giao dịch nổi bật trong phiên, Công ty TNHH Quản lý quĩ SSI vừa đăng kí mua 772.000 cổ phiếu SVI của CTCP Bao bì Biên Hòa với mục đích cơ cấu lại danh mục đầu tư. Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 17/10 đến 15/11 theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.

Hiện, Quản lý quĩ SSI không giữ cổ phiếu SVI nào. Do đó, trường hợp giao dịch thành công, Quản lý quĩ SSI sẽ chính thức trở thành cổ đông của công ty.

Được biết, ông Nguyễn Đức Minh – Thành viên HĐQT Bao bì Biên Hòa đang đồng thời đảm nhiệm vị trí Giám đốc Đầu tư của Quản lí quĩ SSI. Ông Minh cũng không là cổ đông của SVI.

Ánh Hường

WB: Việt Nam sẽ nằm trong top các nền kinh tế tăng trưởng GDP cao nhất toàn cầu năm 2025
Theo ông Andrea Coppola, Chuyên gia Kinh tế trưởng và Quản lý chương trình Tăng trưởng công bằng, Tài chính và Thể chế của WB tại Việt Nam, Lào và Campuchia, với mức tăng GDP 6,6% trong năm 2025 dù thấp hơn mục tiêu đặt ra (ít nhất 8%), song Việt Nam vẫn nằm trong số các nền kinh tế tăng trưởng cao nhất ở Đông Á cũng như toàn cầu.