|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 14/7: Tự doanh CTCK đảo chiều rút ròng phiên VN-Index hồi phục nhẹ

06:57 | 14/07/2021
Chia sẻ
Trong phiên VN-Index ngược dòng xanh nhẹ, khối tự doanh trở lại bán ròng, cùng các tổ chức trong nước và khối ngoại rút vốn khỏi thị trường. Trái lại, NĐT cá nhân là bên mua ròng duy nhất với lực cầu tập trung ở nhóm ngân hàng.

Sau phiên giảm mạnh hôm qua, lực bán trong phiên hôm nay đã phần nào giảm bớt. VN-Index mở cửa khá tích cực trong sắc xanh nhưng nhanh chóng quay đầu giảm sau đó khi lực cầu tỏ ra yếu thế trước áp lực chốt lời ngắn hạn.

VN-Index duy trì trạng thái tiêu cực trong phần lớn thời gian giao dịch, tuy nhiên đã phục hồi sau phiên ATC dù thanh khoản suy giảm nhiều so với phiên trước.

VN-Index tăng 0,28% đóng cửa ở mức 1.297,54 điểm. Độ rộng thị trường cải thiện so với phiên trước với tỷ lệ cổ phiếu tăng/giảm là 265/112. Giá trị giao dịch trên HOSE đạt 15.950 tỷ đồng trong khi giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 19.461 tỷ đồng, giảm 48,6% so với phiên liền trước.

Diễn biến đáng chú ý là sự phục hồi của nhóm chứng khoán, dầu khí, phân bón. Bên cạnh đó, nhóm ngân hàng đa số phục hồi tốt, ngoại trừ VCB, VIB và TPB giảm điểm. Diễn biến trái chiều, nhóm hàng tiêu dùng, bán lẻ có phiên điều chỉnh sau chuỗi ngày ngược dòng thị trường.

Khối tự doanh bán ròng trở lại phiên VN-Index tăng nhẹ

Thống kê giao dịch các bên trong phiên, khối tự doanh công ty chứng khoán bán ròng 97 tỷ, trong đó họ bán ròng 215 tỷ đồng qua kênh khớp lệnh.

Tại chiều bán ròng, khối tự doanh chủ yếu xả cổ phiếu TCB (49,5 tỷ đồng), theo sau có HPG (32,1 tỷ đồng), SGT (16,9 tỷ đồng). Ngoài ra, chịu áp lực xả trên 10 tỷ đồng còn các mã VIC, PET, TEG, VNM. Khối tự doanh cũng rút vốn khỏi chứng chỉ quỹ FUEVFVND (10 tỷ đồng) và cổ phiếu KBC (9,5 tỷ đồng).

Bên phía mua ròng, dòng vốn tự doanh tìm đến IJC (122,5 tỷ đồng), E1VFVN30 (41,9 tỷ đồng) và TDC (19,3 tỷ đồng). Các cổ phiếu còn lại cũng nằm trong top mua ròng là NLG, PVT, CII, ACB, FLC, GMD và VIX với giá trị dưới 3 tỷ đồng.

Dòng tiền thông minh 14/7: - Ảnh 1.

(Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

Tương tự, NĐT tổ chức trong nước bán ròng 71 tỷ đồng, tuy nhiên nếu tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 66 tỷ đồng. Nhóm này mua ròng chủ yếu 8/18 ngành với quy mô hạn chế (dưới 30 tỷ đồng). Top mua ròng có FLC, VPB, HPG, HDB, E1VFVN30, FPT, HCM, FCN, NLG, POW.

Ngược lại, nhóm NĐT nội chủ yếu xả nhóm ngân hàng trong đó các cổ phiếu chịu áp lực bán lớn nhất là STB, SSB TCB, CII, DXG, NVL, AGG, KBC, MWG, DRC.

Khối ngoại quay đầu bán ròng, tập trung xả cổ phiếu ngân hàng

NĐT nước ngoài bán ròng 208 tỷ, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 207 tỷ đồng.

Về chi tiết giao dịch, khối ngoại chủ yếu gom cổ phiếu bất động sản qua kênh khớp lệnh. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã VHM, KDH, HSG, SSI, VRE, TCH, NVL, MSB, HCM, NLG.

Trong khi đó, tại phía bán ròng khớp lệnh, họ bán nhiều nhất là nhóm ngân hàng. Top bán ròng theo thứ tự các mã VNM, VIC, VCB, CTG, HPG, E1VFVN, PDR, MBB, MSN, DGC. Trong đó, MSN và DGC là hai cổ phiếu bị rút ròng sau chuỗi mua ròng trước đó.

NĐT cá nhân chuyển vị thế mua ròng, chủ yếu gom cổ phiếu ngân hàng

Trái với giao dịch của khối ngoại, tự doanh và các tổ chức trong nước, NĐT cá nhân là bên mua ròng duy nhất trong phiên VN-Index hồi phục. Cụ thể, NĐT cá nhân gom ròng 378 tỷ đồng, trong đó mua ròng khớp lệnh là 356 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 9/18 ngành, tập trung nhóm ngân hàng, thực phẩm đồ uống. Top mua ròng của NĐT cá nhân bao gồm VNM, VIC, VCB, STB, HPG, TCB, CTG, MSN, PDR, MBB.

Diễn biến trái chiều, dòng tiền cá nhân rút khỏi 9/18 ngành còn lại, chủ yếu là nhóm bất động sản. Chiều bán ròng có VHM, FLC, KDH, HSG, NLG, HCM, HDB, TCH, PLX, MSB.

Top mua bán ròng của nhà đầu tư cá nhân chủ yếu là đối ứng với nước ngoài. Tuy nhiên họ cũng mua bán đối ứng với tổ chức trong nước và tự doanh.

Thu Thảo

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.