|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 11/8: NĐT cá nhân đảo chiều rút vốn sau 3 phiên mua ròng liên tục

07:00 | 11/08/2022
Chia sẻ
Trong phiên VN-Index có nhịp tăng ngắt quãng, NĐT cá nhân chuyển hướng bán ròng sau 3 phiên mua ròng liên tiếp. Về giá trị cụ thể, khối này rút ròng 41,4 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 56,5 tỷ đồng.

Mặc dù có nỗ lực hỗ trợ trong phiên trước nhưng thị trường vẫn tiếp tục trạng thái thận trọng khi mở đầu phiên mới. Diễn biến giằng co xuyên suốt cả phiên giao dịch và có động thái lùi bước nhẹ vào cuối phiên.

Kết phiên, VN-Index giảm 2,35 điểm, tương đương 0,19% và đóng cửa tại 1.256,5 điểm. Thanh khoản giảm với 584,4 triệu cổ phiếu được khớp lệnh trên sàn HOSE.

Nhóm VN30 cũng trong trạng thái thận trọng và lùi bước, với mức giảm 0,34% khi kết phiên. Trong nhóm chỉ có 6 mã giữ sắc xanh, đó là KDH (+1%), SAB (+1%), VHM (+0,7%), VNM (+0,7%), MSN (+0,6%) và MWG (+0,5%). Ở chiều ngược lại, có đến 26 mã giảm giá, điển hình như STB (-1,4%), BVH (-1,4%), HPG (-1,2%), CTG (-1,2%), TPB (-1%)…

Diễn biến thị trường nhìn chung vẫn trong trạng thái thận trọng và có động thái lùi bước nên có khá nhiều nhóm ngành kém sắc. Tuy nhiên vẫn có một số nhóm ngành nổi bật như nhóm xây dựng, bất động sản, thiết bị và dịch vụ dầu khí…

Trong khi đó, ngành thép và ngân hàng đã đánh mất khả năng hỗ trợ thị trường và quay đầu điều chỉnh trong phiên. Nhóm chứng khoán cũng kém sắc theo nhịp điệu của thị trường.

 Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Tự doanh duy trì bán ròng hơn 60 tỷ đồng

Trong phiên giao dịch vừa qua, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán duy trì bán ròng 62,4 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh họ bán ròng 15,7 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tự doanh mua ròng 8/18 ngành với hai nhóm mua ròng mạnh nhất là bất động sản, thực phẩm & đồ uống. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm qua gồm NLG, VNM, TCB, POW, DPG, REE, VHC, MWG, ACB, PNJ.

Bên phía bán ra, tự doanh chủ yếu bán ròng cổ phiếu ngành hóa chất. Top cổ phiếu bị bán ròng gồm FUEVFVND, DXG, VPB, STB, AAA, VND, E1VFVN30, HPG, VCI, SZC.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Tổ chức nội tập trung bán ròng cổ phiếu thép

Giao dịch ngược chiều tự doanh, NĐT tổ chức trong nước chuyển hướng mua ròng 41,1 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ gom ròng 56,2 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức trong nước bán ròng 6/18 ngành với giá trị lớn nhất là nhóm tài nguyên cơ bản. Top bán ròng có HPG, VIC, NLG, PLX, TCB, MSB, HCM, DXG, DGC, OCB.

Trong khi đó, dòng tiền của NĐT tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu thực phẩm và đồ uống. Top các cổ phiếu được mua ròng gồm có VNM, MWG, VCB, MSN, REE, VIB, FPT, PNJ, ACB, STB.

NĐT cá nhân đảo chiều rút vốn sau 3 phiên mua ròng liên tục

Trong phiên VN-Index có nhịp tăng ngắt quãng, NĐT cá nhân chuyển hướng bán ròng sau 3 phiên mua ròng liên tiếp. Về giá trị cụ thể, khối này rút ròng 41,4 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 56,5 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, cá nhân trong nước mua ròng 4/18 ngành, trong đó họ tập trung gom cổ phiếu ngành tài nguyên cơ bản. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung tại các mã: HPG, VIC, DXG, VND, PLX, GAS, AAA, HSG, MSB, EIB.

Phía bán ròng khớp lệnh, NĐT cá nhân bán ròng 14/18 ngành còn lại với áp lực rút vốn chủ yếu là nhóm ngân hàng, thực phẩm & đồ uống. Top bán ròng có: SSI, HPG, STB, VHM, VCB, VND, VPB, CTG, DXG.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Khối ngoại chuyển vị thế mua ròng hơn 50 tỷ đồng

Về phía NĐT nước ngoài, họ cũng thay đổi vị thế giao dịch từ bán ròng sang mua ròng với giá trị 50,4 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ gom ròng 16 tỷ đồng.

Mua ròng khớp lệnh chính của khối ngoại là nhóm dịch vụ tài chính, ngân hàng. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: FUEVFVND, HDB, NLG, VHM, POW, CTG, OCB, SAB, DGC, NVL.

Tại phía bên bán ròng khớp lệnh, NĐT ngoại chủ yếu rút ròng nhóm tài nguyên cơ bản. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: VNM, VND, VIC, HSG, HPG, GAS, EIB, STB, VJC.

Thu Thảo

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.