|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 10/11: Tự doanh giảm mạnh bán ròng phiên VN-Index tăng gần 14 điểm

07:50 | 10/11/2020
Chia sẻ
Trong phiên VN-Indext tăng gần 14 điểm, bộ phận tự doanh CTCK giảm mạnh đà bán ròng 88% còn 62 tỉ đồng, tập trung xả cổ phiếu VIC. Cùng chiều, vốn ngoại cũng rút 208 tỉ đồng khỏi thị trường.

Dòng tiền đầu tư gia tăng khi tất cả nhóm ngành đều tăng điểm

VN-Index có một phiên giao dịch hứng khởi sau khi ông Joe Biden giành đa số phiếu trong cuộc Bầu cử Mỹ, mở ra viễn cảnh quay lại Hiệp định TPP của nước này. Kết phiên, VN-Index tăng 13,7 điểm, tương đương 1,46%, lên 951,99 điểm; HNX-Index tăng 2,30 điểm, tương đương 1,65%, đóng cửa 141,61 điểm.

Dòng tiền đầu tư gia tăng khi tất cả nhóm ngành đều tăng điểm. Dẫn đầu là ngành nguyên vật liệu (tăng 2,59%), được hỗ trợ bởi DGC, HSG và DCM. Theo sau là ngành công nghiệp, nhờ sự tăng điểm của HPG, LGC và GMD.

VHM, MSN và HPG là ba mã có tác động tích cực lên mức tăng của VnIndex trong ngày hôm nay, đóng góp lần lượt 2,16; 1,88 và 1,02 điểm. Trong khi đó, NVL, SAB và KOS là ba mã tác động tiêu cực nhất lên chỉ số, lấy đi 0,17; 0,07 và 0,03 điểm.

Trong khi đó, khối ngoại vẫn đang bán ròng trên cả hai sàn HSX và HNX. Thanh khoản thị trường tăng mạnh so với phiên trước, đồng thời độ rộng thị trường ở trạng thái tích cực cho thấy các nhà giao dịch hiện đang khá lạc quan. 

Theo đó, VN-Index có thể giằng co nhất định và vùng dao động của chỉ số trong những phiên tới tiềm năng là tại khu vực 945 - 960 điểm.

Khối tự doanh giảm bán ròng còn 62 tỉ đồng phiên VN-Index tăng gần 14 điểm

Trong phiên VN-Index lấy lại gần 14 điểm tăng, bộ phận tự doanh CTCK giảm mạnh đà bán ròng gần 88% còn 62 tỉ đồng với khối lượng bán ròng tương ứng 16,6 triệu đơn vị.

Dòng tiền thông minh 10/11: Đà bán ròng tự doanh giảm mạnh phiên VN-Index lấy lại mốc 950 điểm - Ảnh 1.

Nguồn: Sơn Tùng tổng hợp từ Fiinpro

Top10 mã bị khối tự doanh bán ra, cổ phiếu VIC dẫn đầu với giá trị 90,4 tỉ đồng, theo sau là VCB (51 tỉ đồng) và PME (50,6 tỉ đồng). 

Bên cạnh đó, khối này còn tập trung rút vốn khỏi cổ phiếu MWG (45,4 tỉ đồng), HPG (35 tỉ đồng), VRE (32,2 tỉ đồng) và VNM (22,4 tỉ đồng). Hai cổ phiếu còn lại trong top10 bán ra nhưng giá trị dưới 10 tỉ đồng gồm TCB (7,9 tỉ đồng) và FPT (6,4 tỉ đồng). 

Chứng chỉ quĩ duy nhất lọt top giao dịch của khối tự doanh phiên vừa qua là FUEVFVND, mã này ghi nhận giá trị bán 18,8 tỉ đồng.

Top10 cổ phiếu ghi nhận giá trị mua cao nhất, hai mã VHM và HPG lần lượt dẫn đầu với 36,4 tỉ đồng và 31,3 tỉ đồng. Mặt khác, dòng vốn tự doanh tìm đến cổ phiếu TCB (29,8 tỉ đồng), VNM (29,2 tỉ đồng), VIC (24,7 tỉ đồng) và VPB (22,1 tỉ đồng). 

Cùng chiều, khối tự doanh rót tiền mua cổ phiếu MEEG (19,5 tỉ đồng), FPT (18,6 tỉ đồng), MSN (14,2 tỉ đồng) và MBB (14,1 tỉ đồng).

Vốn ngoại tiếp tục rút ròng 208 tỉ đồng khỏi thị trường 

Thống kê trên HOSE, khối ngoại bán ròng hơn 209 tỉ đồng với khối lượng 4,3 triệu đơn vị. Trong đó, khối này tiếp tục rút ròng chủ yếu cổ phiếu MSN 183,1 tỉ đồng khi mã này dẫn đầu đà tăng trong nhóm VN30 phiên vừa qua.

Mặt khác, NĐT nước ngoài bán ròng dưới 50 tỉ đồng các mã HPG (40,8 tỉ đồng), NVL (27,2 tỉ đồng), MBB (27,1 tỉ đồng) và KDH (23,1 tỉ đồng). 

Cùng với đó, các cổ phiếu ghi nhận giá trị bán ròng trong phiên có DXG (21,7 tỉ đồng), VPB (20,2 tỉ đồng). Ngoài ra còn có cổ phiếu SSI, GAS và VHC đều đạt giá trị bán trên 10 tỉ đồng. 

Diễn biến trái chiều, cổ phiếu VIC thu hút dòng vốn ngoại nhiều nhất phiên, giá trị cụ thể 67,1 tỉ đồng. Kế đến là hai cổ phiếu VCB và HSG với giá trị mua ròng tương ứng 44,5 tỉ đồng và 30,3 tỉ đồng

Theo sau đó, dòng vốn ngoại tìm đến chứng chỉ quĩ FUEVFVND (18,7 tỉ đồng), SBT (11,9 tỉ đồng) và DGW (11,8 tỉ đồng). NĐT nước ngoài còn mua ròng dưới 10 tỉ đồng các cổ phiếu VRE (9,4 tỉ đồng), BVH (9,1 tỉ đồng), DPM (6,9 tỉ đồng) và VNM (6,3 tỉ đồng).

Sàn HNX ghi nhận giá trị bán ròng nhẹ hơn 186 triệu đồng với khối lượng tương ứng hơn 1 triệu cổ phiếu. Tại phía bán ròng, cổ phiếu TNG dẫn đầu với giá trị gần 5,2 tỉ đồng. Theo sau đó, khối ngoại thoái vốn dưới 1 tỉ đồng khỏi cổ phiếu VCG, PVS, và TAR...

Ngược lại, dòng tiền tìm đến hai cổ phiếu VCS và SHS với giá trị lần lượt là 2,1 tỉ đồng và 1,4 tỉ đồng, ngoài ra còn có các mã BAX, BVS, EID...

Duy nhất trên thị trường UPCoM, khối ngoại mua ròng hơn 1 tỉ nhưng bán ròng với khối lượng 210.372 đơn vị. NĐT nước ngoài mua ròng 6,4 tỉ đồng mã MCH và 4,1 tỉ đồng mã ACV. Bên cạnh đó, dòng vốn ngoại tìm đến một số cổ phiếu như ACV (2,1 tỉ đồng), VTP (2 tỉ đồng) và CTR (1 tỉ đồng)...

Trong khi đó, khối ngoại bán ròng nhiều nhất cổ phiếu LTG với 6,9 tỉ đồng, kế đến là mã QNS (1,8 tỉ đồng). 

Kế toán trưởng Apax Holdings sắp trao tay gần hết cổ phần cho công ty do Shark Thủy làm chủ tịch

Dòng tiền thông minh 10/11: Đà bán ròng tự doanh giảm mạnh phiên VN-Index lấy lại mốc 950 điểm - Ảnh 2.

Nguồn: Sơn Tùng tổng hợp

Trong phiên hôm qua, lãnh đạo và nội bộ các doanh nghiệp đăng kí giao dịch cổ phiếu IBC, NLG, TMS và FMC.

Đáng chú ý, ông Nguyễn Mạnh Phú, Kế toán trưởng của Apax Holdings (Mã: IBC) vừa công bố thông tin đăng kí bán 1,09 triệu cổ phiếu IBC trong thời gian từ ngày 12/11 đến ngày 9/12. Nếu giao dịch thành công, ông Nguyễn Mạnh Phú chỉ còn nắm giữ 4.460 cổ phiếu IBC.

Trong cùng thời gian trên, Tập đoàn Giáo dục Egroup đăng kí mua vào số lượng cổ phiếu tương tự. Dự kiến Egroup nâng số lượng cổ phần nắm giữ tại Apax Holdings lên gần 55,5 triệu đơn vị, tương đương 68% vốn điều lệ sau khi giao dịch được hoàn tất. 

Sơn Tùng

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.