|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền lớn rót gần 1.400 tỉ đồng vào TTCK Việt Nam tuần (6 - 10/1), hàng loạt thỏa thuận khủng xuất hiện

15:51 | 11/01/2020
Chia sẻ
Thống kê giao dịch tuần 6 – 10/1, khối ngoại mở rộng đà mua ròng lên tới 1.021 tỉ đồng nhờ giao dịch thỏa thuận cổ phiếu PGD. Cùng với đó, bộ phận tự doanh CTCK gom 369 tỉ đồng, tập trung cổ phiếu CTG.

Khối tự doanh gom 369 tỉ đồng tuần qua, tập trung gom trăm tỉ cổ phiếu CTG và GEX

Thống kê giao dịch tuần qua (6 – 10/1) từ FiinPro, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán trở lại mua ròng 368,7 tỉ đồng với khối lượng 17,7 triệu đơn vị. Ngoại trừ phiên thứ Năm, hoạt động mua ròng của khối tự doanh áp đảo hầu hết phiên trong tuần, đặc biệt phiên thứ Tư ghi nhận giá trị mua ròng 256 tỉ đồng.

Xuất hiện nhiều giao dịch thỏa thuận "khủng", dòng tiền lớn rót gần 1.400 tỉ đồng vào thị trường tuần qua - Ảnh 1.

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp từ FiinPro

Tại phía mua vào, khối tự doanh tập trung mua vào cổ phiếu CTG (297,97 tỉ đồng). Liên quan đến cổ phiếu này, lãnh đạo VietinBank mới đây cho biết ngân hàng đã có sự chú trọng đặc biệt trong quá trình xử lí khoản nợ xấu tại VAMC, lượng trích lập dự phòng cho nợ xấu tại đây tăng mạnh từ 17% trong năm 2018 lên 54% vào cuối năm 2019.

Thêm một mã ghi nhận giá trị mua trên trăm tỉ đồng tuần qua là cổ phiếu GEX (156,93 tỉ đồng). Trong hai phiên đầu và cuối tuần, cổ phiếu này đều lọt top cổ phiếu giao dịch thỏa thuận "khủng".

Cụ thể, phiên 6/1 xuất hiện giao dịch thỏa thuận cổ phiếu GEX với hơn 8 triệu cp, giá trị gần 157 tỉ đồng. Giao dịch được thực hiện tại mức giá trần 20.500 đồng/cp. Đến phiên 10/1, cổ phiếu GEX của Gelex tiếp tục ghi nhận khối lượng thỏa thuận gần 5,5 triệu đơn vị, giá trị 110,2 tỉ đồng.

Cùng chiều, khối tự doanh mua vào mã FPT (34,1 tỉ đồng), theo sau là VPB (26,8 tỉ đồng), TCB (23,82 tỉ đồng) và HPG (20,68 tỉ đồng). Một số cổ phiếu khác được khối này mua tuần qua như MBB, VNM, PNJ và MWG.

Ngược lại, dẫn đầu chiều bán ra là cổ phiếu DBC với giá trị 68,24 tỉ đồng. Ngày 6/1 vừa qua, Chứng khoán SSI đã bán ra 3,25 triệu cổ phiếu DBC của Dabaco. Sau giao dịch, tỉ lệ sở hữu của SSI tại Dabaco giảm từ 10,56% xuống 6,99% vốn điều lệ.

Tại giao dịch cổ phiếu, bộ phận tự doanh còn thoái khỏi KOS (41,16 tỉ đồng), MBB (31,16 tỉ đồng), FPT (29,48 tỉ đồng), PNJ (21,82 tỉ đồng) và HPG (21,23 tỉ đồng). Ngoài ra, khối tự doanh cũng bán ra cổ phiếu CTG, REE, THI.

Riêng chứng chỉ quĩ E1VFNV30 ghi nhận giá trị bán 64,84 tỉ đồng trong tuần qua.

Sàn HOSE ghi nhận giá trị mua ròng 1.039 tỉ đồng, xuất hiện giao dịch thỏa thuận "khủng" mã PGD và CTG

Trong tuần qua, hoạt động mua ròng của khối ngoại diễn ra mạnh mẽ với giá trị đạt 1.021 tỉ đồng, khối ượng hơn 13 triệu đơn vị.

Trên sàn HOSE, NĐT nước ngoài mua ròng 1.039 tỉ đồng với khối lượng 14 triệu đơn vị. Giá trị mua ròng cổ phiếu và chứng chỉ quĩ ETF nội của khối ngoại lần lượt là 966 tỉ đồng và 64 tỉ đồng. Khối ngoại tập trung mua ròng vào các phiên thứ Hai, thứ Năm và thứ Sáu.

Xuất hiện nhiều giao dịch thỏa thuận "khủng", dòng tiền lớn rót gần 1.400 tỉ đồng vào thị trường tuần qua - Ảnh 2.

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp từ FiinPro

Top10 cổ phiếu có giá trị mua ròng cao nhất, mã PGD dẫn đầu với giá trị 1.020,76 ti đồng. Trong phiên cuối tuần, cổ phiếu PGD của CTCP Phân phối Khí thấp áp Dầu khí Việt Nam xuất hiện giao dịch thỏa thuận gần 19 triệu đơn vị, tương đương 21% tổng số lượng cp đang lưu hành của doanh nghiệp này. 

Các giao dịch thỏa thuận mã PGD tại giá trung bình 54.000 đồng/cp, tương đương giá trị giao dịch 1.020 tỉ đồng. Kết phiên 10/1, cổ phiếu PGD giảm sàn (6,9%) xuống còn 50.200 đồng/cp.

Bên cạnh đó, dòng vốn ngoại tìm đến một số mã bluechips khác như VNM (155,02 tỉ đồng), PNJ (80,64 tỉ đồng), HPG (63,23 tỉ đồng) và MSN (62,01 tỉ đồng). 

Ngoài ra, NĐT nước ngoài còn mua ròng mã BID (43,69 tỉ đồng), ROS (32,82 tỉ đồng), VRE (30,62 tỉ đồng) và SAB (25,92 tỉ đồng. Tại giao dịch chứng chỉ quĩ, khối ngoại mua ròng mã E1VFVN30 với giá trị 63,62 tỉ đồng.

Top10 cổ phiếu bị bán ròng trên HOSE tuần qua, NĐT nước ngoài tập trung xả cổ phiếu VCB (162 tỉ đồng) bất chấp thông tin Vietcombank báo lãi kỉ lục đạt 23.155 tỉ đồng trong năm 2019, cao nhất trong toàn ngành.

Một mã ngân hàng khác trong top bán ròng của khối ngoại là CTG với giá trị 150,68 tỉ đồng. Đáng chú ý, phiên ngày 8/1, cổ phiếu này ghi nhận 15 giao dịch thỏa thuận bán với tổng 55,7 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị trên 1.142 tỉ đồng. Trong cùng phiên, khối ngoại đồng thời mua thỏa thuận 42 triệu cp CTG, giá trị giao dịch tương ứng 861 tỉ đồng.

Mặt khác, dòng vốn đầu tư nước ngoài rút khỏi cổ phiếu POW (43,39 tỉ đồng), kế đến là KDC (29,18 tỉ đồng), PVD (23,78 tỉ đồng). Một số mã khác trong top bán ròng tuần qua như PDR, AGG, HDB, PLX và HCM.

NĐT nước ngoài rút ròng 16 tỉ đồng trên HNX, tập trung áp lực lên mã PVS

Ngược lại, trên sàn HNX, NĐT nước ngoài bán ròng 15,9 tỉ đồng cùng khối lượng 800.505 đơn vị. Khối ngoại mua ròng nhẹ 2,4 tỉ đồng duy nhất trong phiên thứ Tư trong khi bán ròng tất cả phiên còn lại trong tuần.

Xuất hiện nhiều giao dịch thỏa thuận "khủng", dòng tiền lớn rót gần 1.400 tỉ đồng vào thị trường tuần qua - Ảnh 3.

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp từ FiinPro

Ở chiều bán ròng, khối ngoại chủ yếu bán ra cổ phiếu PVS (8,85 tỉ đồng). Bên cạnh đó, chịu áp lực bán ròng từ khối này còn có mã CEO (5,6 tỉ đồng), NDN (3 tỉ đồng), INN (2,1 tỉ đồng) và WCS (1,2 tỉ đồng). Một số mã khác ghi nhận giá trị bán ròng dưới 1 tỉ đồng như HUT, SHB, THT, SRA và SCI.

Diễn biến trái chiều, NĐT nước ngoài gom hai mã TNG và ART lần lượt 1,9 tỉ đồng và 1 tỉ đồng). Cùng với đó, khối ngoại mua ròng các mã như LAS, PVC, VCS, BVS, IDV, ngoài ra còn có SLS, CDN và DP3.

Khối ngoại bán ròng nhẹ 2 tỉ đồng tại UPCoM, tập trung xả mã BSR sau thông tin kế hoạch lợi nhuận của Lọc hóa dầu Bình Sơn sụt giảm

Diễn biến tương tự, giao dịch tại UPCoM, khối ngoại bán ròng 2,1 tỉ đồng với khối lượng 104.671 cổ phiếu. Thị trường UPCoM ghi nhận giá trị bán ròng tại đa số phiên trong tuần, ngoại trừ phiên thứ Tư.

Xuất hiện nhiều giao dịch thỏa thuận "khủng", dòng tiền lớn rót gần 1.400 tỉ đồng vào thị trường tuần qua - Ảnh 4.

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp từ FiinPro

Cụ thể, dòng vốn ngoại rút mạnh khỏi cổ phiếu BSR với giá trị 12,78 tỉ đồng sau thông tin Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm 2020 đạt 1.289 tỉ đồng, giảm 41,4% so với thực hiện trong năm 2019.

Bên cạnh đó, khối ngoại xả cổ phiếu MPC (3,4 tỉ đồng), theo sau là VLC (2,4 tỉ đồng), CTR (1,13 tỉ đồng) và WSB (1,12 tỉ đồng). Những mã ghi nhận giá trị bán ròng thấp hơn còn có HND, VGI, NTC, GVR và PGV.

Trong khi đó, NĐT ngoại mua ròng cổ phiếu VEA nhiều nhất thị trường này (6,9 tỉ đồng). Song song với đó, đòng tiền còn tìm đến cổ phiếu QNS (4 tỉ đồng), ACV (2,8 tỉ đồng), LPB (1,5 tỉ đồng), VTP (1,3 tỉ đồng) và VGG (1,2 tỉ đồng). Cùng chiều, khối ngoại mua ròng TTD, LTG, DTI và MCH.

Ánh Hường

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.