|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Đông Nam Á đẩy mạnh tiêu thụ than cấp thấp

22:21 | 02/01/2020
Chia sẻ
Nhu cầu than cấp thấp đang tăng lên tại Việt Nam và các nước châu Á mới nổi khác.
Đông Nam Á đẩy mạnh tiêu thụ than cấp thấp - Ảnh 1.

Nhập khẩu than nhiệt của Việt Nam năm 2019 ước tính đạt tổng cộng khoảng 32 triệu tấn, gấp đôi con số của năm ngoái và tăng gấp ba lần so với ba năm trước.. Ảnh: Reuters

Nhu cầu than cấp thấp đang tăng lên tại Việt Nam và các nước châu Á mới nổi khác. Điều này đặt một rào cản khác trong cuộc đua toàn cầu nhằm giảm phát thải khí nhà kính.

Trong khi đó, nhu cầu than cao cấp, vốn có hiệu suất sản xuất điện cao hơn, đã giảm hơn 30% trong năm qua do các nước phát triển đang giảm tiêu thụ than, giá than cấp thấp đã giảm chậm hơn.

Than được cho là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự nóng lên toàn cầu. Đối với than nhiệt được sản xuất tại Úc, vốn được xem là chuẩn mực của giá than nhiệt ở châu Á, than cao cấp, có năng suất tỏa nhiệt 6.000 kilocalories/kg, hiện được giao dịch ở mức khoảng 65 USD/tấn, giảm 34% so với tháng 12 năm ngoái.

Đông Nam Á đẩy mạnh tiêu thụ than cấp thấp - Ảnh 2.

Giá của than cấp thấp giảm chậm hơn so với than cao cấp.

Tại Nhật Bản và Đài Loan, hai trong số những thị trường chính của châu Á về than nhiệt cao cấp, sự chuyển đổi từ than đá sang năng lượng tái tạo và khí tự nhiên hóa lỏng đã được tăng tốc bởi nhận thức về môi trường ngày càng tăng.

Trong khi đó, giá than giá rẻ có năng suất tỏa nhiệt thấp hơn, ở mức 5.500 kcal/kg, ở mức khoảng 50 USD/tấn, giảm khoảng 15% trong năm qua. Than giá rẻ hơn được nhập khẩu chủ yếu bởi các nước mới nổi, như Trung Quốc và Việt Nam.

Điều này phản ánh nhu cầu than cao ở các nước mới nổi. Riêng tại Việt Nam, với nhiều nhà máy do Nhật Bản và các nhà sản xuất nước ngoài khác điều hành, các nhà máy nhiệt điện mới cũng đang được xây dựng để đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng nhanh.

Nhập khẩu than nhiệt của Việt Nam năm 2019 ước tính đạt tổng cộng khoảng 32 triệu tấn, gấp đôi con số của năm ngoái và tăng gấp ba lần so với ba năm trước.

Khi tranh chấp thương mại Mỹ-Trung khiến các nhà sản xuất chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Đông Nam Á, nhu cầu điện ở Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng. 

Ở Đông Nam Á và Ấn Độ, nhiệt điện than, có chi phí sản xuất tương đối thấp, đã trở thành một nguồn năng lượng điện chính và việc mua than giá rẻ đang gia tăng.

Nguồn cung than cấp thấp không tăng theo mức tăng của nhu cầu, vì giá than, vốn vẫn duy trì ở mức thấp trong một thời gian dài, đã ảnh hưởng tiêc cực đến lợi nhuận của các công ty khai thác.

"Các công ty vật liệu đang tăng tỷ lệ sản xuất than cao cấp có thể bán với giá cao hơn để giảm bớt sự suy giảm lợi nhuận do thị trường giảm", một người phụ trách than tại Idemitsu Kosan cho biết.

Sự thay đổi trong cân bằng cung - cầu đối với than cao cấp và than giá rẻ sẽ làm nổi bật sự khác biệt về thái độ đối với than giữa các nước phát triển và các nước mới nổi.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự báo nhu cầu than toàn cầu sẽ tăng chỉ dưới 1% trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2030, lên khoảng 5,4 tỷ tấn. 

Trong khi nhu cầu dự kiến sẽ giảm ở Nhật Bản và Mỹ cũng như ở châu Âu, những nơi đang tích cực giảm phát thải khí nhà kính, thì nhu cầu ở Đông Nam Á và Ấn Độ được ước tính sẽ tăng ở mức hai con số.

Trang Lê