Đổi mới luôn vấp phải sự phản đối, động chạm quyền lợi
Từ khởi nguồn đến khởi nghiệp: Đổi mới sáng tạo vi mô và vĩ mô | |
Lập Ban Chỉ đạo quốc gia về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng | |
Trung ương Đảng bàn việc đổi mới, tinh gọn bộ máy |
Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng |
Trong buổi trò chuyện cuối năm với báo chí, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng đã “dốc lòng” tâm sự về công việc, khó khăn cũng như những áp lực của Bộ KH-ĐT - một đơn vị luôn phải tính đến những vấn đề cải cách, đổi mới và luôn tạo ra nhiều ý kiến trái chiều.
Nhà đầu tư sợ BOT, làm sao thu hút nguồn lực đầu tư hạ tầng?
Nhấn mạnh về kết quả năm 2017, Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng cho rằng, sau nhiều năm, chúng ta đã hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế xã hội, đã nhìn thấy thực chất một nền kinh tế đang tăng trưởng tốt, từ xuất nhập khẩu đến đầu tư, thu ngân sách, đầu tư nước ngoài... Đặc biệt, những kết quả ấy đã cho thấy tầm vóc, vị thế, uy tín của đất nước.
“Chưa bao giờ nền kinh thế của ta có quy mô tốt như thế. Tất cả những kết quả này đều được quốc tế đánh giá chứ không phải “con hát mẹ khen hay”, cho thấy nỗ lực, đóng góp của chúng ta” – Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh và cho rằng đây là tiền đề cho thấy chúng ta tạm có thể nói đã vượt qua giai đoạn khó khăn và bắt đầu vào giai đoạn phát triển mới.
Một kết quả nữa được người đứng đầu Bộ KH-ĐT chỉ ra, đó là niềm tin của người dân, DN với Đảng, Nhà nước, điều hành của Chính phủ được nâng lên rất cao trong năm 2017. Đó là cái hết sức quan trọng, vì không có niềm tin thì không thể quy tụ được nguồn lực, trí lực, sức lực của cả dân tộc cho sự phát triển.
Định hướng năm 2018, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đánh giá chúng ta đang có thời cơ rất tốt cho phát triển nên phải biết nắm lấy thời cơ này để tăng tốc cho phát triển.
Mục tiêu cốt lõi của năm 2018, theo Bộ trưởng KH-ĐT vẫn là ổn định kinh tế vĩ mô, kìm chế lạm phát, vì đây là điều kiện tiên quyết và quan trọng để ổn định vốn đầu tư cũng như phát triển bền vững.
Thứ hai là phải tập trung làm rõ cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Chúng ta có Nghị quyết của T.Ư, của Quốc hội nhưng làm còn chậm, cần đẩy mạnh hơn nữa theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế...
Đặc biệt, trong thể chế còn nhiều thứ chưa hoàn thiện, chưa đồng bộ, hạ tầng phát triển chững lại cũng có nguyên nhân do chính sách, do nguồn lực, do các văn bản pháp luật chưa hoàn thiện.
Cho biết còn trăn trở rất nhiều vấn đề, nhưng người đứng đầu Bộ KH-ĐT đề cập đến thực trạng xảy ra tại các trạm BOT nổi lên nhiều trong thời gian qua.
Ông nhấn mạnh, chủ trương BOT là chủ trương tốt, đúng đắn nhưng cũng có một số khuyết điểm, hạn chế nên bị chững lại. Nếu cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan báo chí không nghiên cứu, lên tiếng, ủng hộ tiếng nói khách quan thì rất nguy hiểm. “Bởi vì sao? Vì đó là chủ trương đúng, chắc chắn chúng ta không thể trông chờ vào đầu tư của Nhà nước vì nguồn lực của chúng ta có hạn, vẫn phải trông chờ vào các hình thức xã hội hoá. Sai thì phải sửa, luật chưa hoàn chỉnh thì xây dựng, nhưng phải cổ vũ, ủng hộ. Như hiện nay, các địa phương, Bộ, ngành rất ngại, các nhà đầu tư thì vô cùng ngại, không ai dám đầu tư, mà nhà đầu tư ngại thì ngân hàng sao dám cho vay” - Bộ trưởng Dũng nêu thực tế và cảnh báo, nếu chúng ta không thay đổi thì rất khó huy động được các nguồn lực đầu tư trong thời gian tới. Trong khi đó, một trong ba đột phá chiến lược của chúng ta là phát triển hạ tầng sẽ bị chậm lại, không đáp ứng được nhu cầu phát triển.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng trong một lần trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội |
Một định hướng khác trong năm nay là cần tiếp tục cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, huy động các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư cho phát triển.
Đổi mới gặp rào cản vì đụng chạm 2 thứ: Thói quen và Quyền lợi
Đề cập đến vấn đề xây dựng thể chế, chính sách, Bộ trưởng KH-ĐT thẳng thắn cho biết, có những đổi mới không hoàn toàn được đồng tình, ủng hộ. Đặc biệt có một số cán bộ ngại thay đổi. “Nội bộ chúng tôi cũng có thấy tình trạng đó, nhưng chúng tôi chỉ đạo cứ đúng là làm, dần dần nhận ra đổi mới là cần thiết” – ông nói. Ông cũng thẳng thắn nói đến việc ngay trong Bộ KH-ĐT, một số cán bộ còn “lười”, lười nghe, lười viết, lười nghĩ, lười nói.
“Khi tôi về làm Bộ trưởng, tôi tập trung khoảng 800 cán bộ yêu cầu làm một bài kiểm tra, mỗi đồng chí trong vòng 1 tiếng phải lấy giấy bút viết và trả lời 3 câu hỏi: Đất nước hiện nay thế nào? Bộ KH-ĐT cần làm gì? Cá nhân cán bộ cần làm gì? Qua đó để đánh giá năng lực cán bộ, nhưng tôi thấy các bài viết không có gì sáng tạo, thậm chí nhiều bai viết rất buồn cười. Không có máy móc hay google thì không viết nổi, thế thì làm sao nghĩ được chính sách, xử lý được văn bản”- Bộ trưởng dẫn chứng.
Chia sẻ về công việc của Bộ, ông cũng nói đến khó khăn của việc cải cách. Bởi theo ông, bất cứ thay đổi mới nào đều có ý kiến trái chiều, vì sẽ đụng chạm đến hai thứ. Thứ nhất là lề lối, thói quen khi có cán bộ rất ngại thay đổi.
Thứ hai là động chạm đến quyền lợi, lợi ích của một vài cơ quan hay cá nhân nào đó. Vì thế, phải vượt qua để hướng tới cái chung, không thể vì lợi ích của một vài đơn vị, cá nhân mà chùn bước. “Bộ KH-ĐT phải có bản lĩnh” - ông Dũng nói.
Người đứng đầu Bộ KH-ĐT cũng tâm sự, công việc của Bộ liên tục và luôn luôn có áp lực, vì Bộ luôn là đơn vị phải đi đầu trong vấn đề cải cách, đổi mới nên động chạm nhiều, áp lực lớn. “Chúng tôi cầu thị lắng nghe ý kiến phản biện của tất cả mọi người nhưng phải là theo hướng xây dựng chứ không phải móc máy, chê bai” – ông Dũng nói.
Một thực trạng khác, Bộ trưởng KH-ĐT cho rằng đang có một số cá nhân biến quyền lực của nhà nước, của nhân dân thành quyền lực cá nhân để mưu cầu, vụ lợi. “Ngay trong Bộ KH-ĐT cũng có tình trạng ấy. Một chuyên viên hay cán bộ cấp Vụ đang nhầm tưởng mình có quyền ghê gớm, có quyền cho người này cái này, người kia cái kia. Họ không hiểu rằng, chỉ là Nhà nước giao cho anh ngồi vào ghế đó làm nhiệm vụ đó thôi, còn quyền lực thực chất là của Nhà nước, của nhân dân” - ông nói.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/