|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Doanh nghiệp Việt sẽ gặp khó khăn khi xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc

08:32 | 29/04/2018
Chia sẻ
Thời gian tới, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu nông thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam, tuy nhiên với xu hướng quản lý hiện nay của Trung Quốc, xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường hiện này sẽ chịu rào cản chất lượng cao hơn. (Hoa quả, thị trường, Bộ Công Thương, doanh nghiệp, xuất khẩu, nông sản)
doanh nghiep viet se gap kho khan khi xuat khau hang hoa sang trung quoc Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc chưa bị ảnh hưởng
doanh nghiep viet se gap kho khan khi xuat khau hang hoa sang trung quoc Bức tranh xuất khẩu hàng hóa trực tuyến

Trung Quốc là thị trường tiềm năng đối với hàng nông sản

Theo Bộ Công Thương, trong năm 2017, xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt 7,69 tỷ USD, tăng 36,9% so với năm 2016 với hầu hết các mặt hàng đều đạt kim ngạch xuất khẩu cao và tăng trưởng dương 2 con số. Đây là thị trường lớn nhất của xuất khẩu cao su, rau quả và sắn các loại, đứng thứ 3 về hạt điều và thủy sản (tăng từ vị trí thứ 5 năm 2016), đồng thời vẫn đang là thị trường tiềm năng đối với một số mặt hàng nông sản khác.

Theo đó, đối với mặt hàng thủy sản, Bộ Công Thương cho biết, với dân số đông, nhu cầu tiêu thụ lớn và đa dạng, nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc đang gia tăng để phục vụ tiêu dùng và chế biến tái xuất khẩu sang các nước khác, đặc biệt khi sản xuất trong nước vướng phải vấn đề môi trường và suy giảm sản lượng.

Cũng theo Bộ Công Thương, trong bối cảnh xuất khẩu sang Hoa Kỳ và EU tăng trưởng chậm, Trung Quốc đang và tiếp tục là thị trường thay thế tiềm năng với cơ hội cũng như dư địa tăng trưởng xuất khẩu lớn.

Trong khi đó, đối với mặt hàng rau quả, theo dự báo của FAO, nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ bình quân đầu người của Trung Quốc đối với rau quả có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 2017 - 2020 (chiếm 15,1% tổng tiêu thụ thế giới, cao hơn Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ), đặc biệt là các loại rau quả nhiệt đới. Thị hiếu tiêu dùng cũng rõ nét hơn (trong đó, dân Quảng Tây ưa dùng thanh long ruột đỏ, nhãn, vải trái vừa phải, vị ngọt đậm; dân miền Bắc Trung Quốc ưa dùng thanh long trái to, dưa hấu trái vừa phải 3-4 kg/quả, vị ngọt đậm...).

Bộ Công Thương cho biết, Trung Quốc hiện là thị trường lớn nhất với tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011 - 2017 đạt 68,9%/năm. Hiện Việt Nam có 8 loại trái cây tươi được phép xuất khẩu vào Trung Quốc (gồm thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, xoài, mít, chôm chôm), trong đó có 4 loại chiếm thị phần gần như tuyệt đối (từ 85-98%) tại thị trường này. Một số loại ta có khả năng sản xuất nhưng lại chưa được phép nhập khẩu gồm măng cụt, bưởi da xanh, chanh leo…

Với nhu cầu tăng tiêu thụ trái cây nhiệt đới vào các dịp nghỉ lễ, tết đầu năm, dự kiến xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng tích cực. Định hướng xuất khẩu thời gian tới là tăng cường quảng bá và tận dụng tốt hơn nữa hình thức giao dịch thương mại điện tử để thúc đẩy tiêu thụ trực tiếp tại các thành phố lớn trong nội địa Trung Quốc.

Xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc sẽ chịu rào cản chất lượng

Theo Bộ Công Thương, hiện kinh tế Trung Quốc tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao, nhu cầu nhập khẩu nông thủy sản phục vụ sản xuất và tiêu dùng tăng tích cực, giá thành sản xuất của Trung Quốc có xu hướng tăng làm giảm cạnh tranh so với hàng nhập khẩu, lợi thế của Việt Nam về vị trí địa lý chung đường biên giới... tác động tích cực đến xuất khẩu các tháng cuối năm, đặc biệt là cá tra, tôm (tôm sú, tôm thẻ chân trắng), trái cây tươi (thanh long, dưa hấu, xoài, chuối), cà phê, điều, cao su, tiêu.

Cũng theo Bộ Công Thương, hiện nay, Trung Quốc đã trở thành một thị trường yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, theo đó tăng cường quản lý khu vực biên giới, siết chặt việc nhập khẩu qua đường tiểu ngạch, thắt chặt kiểm dịch và quản lý chất lượng hàng nhập khẩu, truyền thông nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp và người tiêu dùng về vệ sinh an toàn thực phẩm, kéo dài quá trình xem xét mở cửa chính thức tùy theo nhu cầu nhập khẩu tại từng thời điểm.

doanh nghiep viet se gap kho khan khi xuat khau hang hoa sang trung quoc
Ảnh minh họa

“Thời gian tới, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu nông thủy sản lớn nhất của Việt Nam, tuy nhiên với xu hướng quản lý hiện nay của Trung Quốc, xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này sẽ chịu rào cản chất lượng cao hơn và sức ép cạnh tranh cao hơn từ các nước trong khu vực ASEAN”, Bộ Công Thương nhận định.

Thông tin Bộ Công Thương cho biết, mặc dù năm 2017 sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, tổ chức sản xuất vẫn dựa trên quy mô hộ nhỏ lẻ và phân tán... nhưng phần lớn các mặt hàng nông sản, thủy sản đều được tiêu thụ kịp thời, đảm bảo nguồn cung dồi dào phục vụ tốt nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Xuất khẩu nông sản, thủy sản là điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu của cả nước với kết quả tăng trưởng tích cực, kim ngạch toàn nhóm đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 25,82 tỷ USD, tăng 16,5% so với năm 2016, chiếm 12,1% tổng xuất khẩu cả nước và đóng góp 8 mặt hàng vào nhóm kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.

Xét về giá trị tuyệt đối, kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng đã tăng 3,66 tỷ USD so với năm 2016, đây là mức tăng trưởng đáng kể đóng góp vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu chung, đồng thời khẳng định năng lực khai thác, mở rộng và đa dạng hóa thị trường của các doanh nghiệp trong bối cảnh các nước có xu hướng gia tăng chính sách bảo hộ sản xuất trong nước.

Yến Nhi