|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Doanh nghiệp Trung Quốc trong vòng xoáy chiến tranh thương mại [Phần 1]: Lợi nhuận tụt dốc, cắt giảm việc làm

17:12 | 13/02/2019
Chia sẻ
Trong khoảng 3.600 công ty niêm yết của Trung Quốc, 1.070 công ty đã công bố lợi nhuận cả năm 2018 sụt giảm so với năm trước do chi tiêu tiêu dùng sụt giảm và căng thẳng thương mại kéo dài với Mỹ. Khoảng 10% số công ty niêm yết báo lỗ.

Số 1.070 công ty này bao gồm 400 công ty dự kiến bị lỗ ròng. Nếu tình trạng lợi nhuận sụt giảm này gây ảnh hưởng xấu tới việc làm, Trung Quốc có thể sẽ phải đối mặt thêm một vấn đề nan giải với tăng trưởng kinh tế.

Nếu không kể các doanh nghiệp tài chính, tổng lợi nhuận dự kiến năm 2018 do 2.540 công ty Trung Quốc công bố giảm gần 3% so với năm trước. Do một số doanh nghiệp có lợi nhuận cao không công bố số liệu, tổng lợi nhuận của tất cả doanh nghiệp niêm yết tại Trung Quốc có thể khả quan hơn đôi chút.

Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng rõ ràng đã chậm lại trong 3 tháng cuối năm do trong giai đoạn tháng 1 – tháng 9, các doanh nghiệp này gia tăng lợi nhuận ở mức hai chữ số so với cùng kì.

Hãng tin Nikkei đã tổng hợp kết quả kinh doanh của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến.Năm tài chính của doanh nghiệp Trung Quốc kết thúc vào tháng 12 và kết quả kinh doanh phải được công bố trong tháng 1 năm sau trừ trường hợp lợi nhuận ròng biến động quá mạnh.

doanh nghiep trung quoc loi nhuan tut doc cat giam viec lam
Nguồn: Nikkei.

Nhiều công ty sản xuất ô tô thiệt hại nặng vì chi tiêu tiêu dùng sụt giảm, chẳng hạn như Beiqi Foton Motor, Chongqing Changan Automobile hay Geely Automobile Holdings. Doanh số bán ô tô mới tại Trung Quốc năm 2018 giảm 2,8% xuống còn 28,08 triệu chiếc.

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung gây thiệt hại rất lớn cho tập đoàn công nghệ ZTE do công ty này bị Washington cấm vận. ZTE báo lỗ ít nhất 6,2 tỉ nhân dân tệ.

Lãi ròng của hãng vận tải đường biển Cosco Shipping Holdings cũng sụt giảm ít nhất 50% do những đòn ăn miếng trả miếng giữa Trung Quốc và Mỹ khiến thương mại quốc tế đi xuống. Các sân bay quốc tế của Thượng Hải cũng công bố lượng hàng hóa thông quan thấp hơn trong giai đoạn từ tháng 9 đến tháng 12.

Những biến động kéo dài trên các thị trường tài chính cũng khiến nhiều doanh nghiệp Trung Quốc khó khăn. Giá trị đồng nhân dân tệ so với đồng USD xuống mức thấp nhất 10 năm vào mùa thu 2018, trong khi giá cổ phiếu trên sàn Thượng Hải sụt gần 25% trong năm.

doanh nghiep trung quoc loi nhuan tut doc cat giam viec lam
Biến động tổng lợi nhuận ước tính của khoảng 2.600 doanh nghiệp đã công bố số liệu đến cuối tháng 1/2019. Nguồn: Nikkei, *ước tính.

Các hãng hàng không lớn như China Eastern Airlines và China Southern Airlines cùng công bố lợi nhuận giảm khoảng 50% do giá nhiên liệu tăng cao và lỗ tỷ giá lên tới hàng tỉ nhân dân tệ.

Công ty bảo hiểm thuộc sở hữu nhà nước China Life Insurance ước tính lợi nhuận cả năm 2018 giảm từ 50 đến 70% do mảng quản lí tài sản khó khăn.

Trong khi đó, 270 công ty Trung Quốc đã buộc phải ghi nhận giảm giá trị lợi thế thương mại có được từ các thương vụ sáp nhập trước đây với tổng thiệt hại ước tính khoảng 100 tỉ nhân dân tệ.

Dẫu vậy, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc lại có lợi nhuận tăng trưởng khá mạnh như Tập đoàn khai thác tài nguyên thuộc sở hữu nhà nước PetroChina, hãng sản xuất rượu hạng sang Kweichow Moutai và hãng sản xuất máy móc xây dựng Sany Heavy Industry.

Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp qui mô vừa và nhỏ đang làm ăn rất chật vật do tình trạng co thắt tín dụng xảy ra trong bối cảnh chính quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình tìm cách giảm tỉ lệ vay nợ.

Tình hình lợi nhuận đi xuống đã bắt đầu ảnh hưởng tới bức tranh việc làm. Hãng sản xuất ô tô Beiqi Foton Motor cho biết công ty này đang tinh gọn bộ máy và nhân sự. Một số công ty bất động sản và sản xuất smartphone có doanh thu sụt giảm cũng đã công bố kế hoạch cắt giảm hàng nghìn việc làm. Quá trình tái cấu trúc mới chỉ vừa bắt đầu và nhiều công ty có khả năng cắt giảm chi phí nhân công sau kì nghỉ Tết Âm lịch.

Chính quyền Bắc Kinh đã bắt đầu thực hiện nhiều gói kích thích kinh tế, bao gồm phát triển cơ sở hạ tầng và tăng cường trợ cấp. Tuy nhiên, tác dụng của những biện pháp hỗ trợ này có thể giảm đi phần nào nếu sự bất an về công khiến người tiêu dùng tiếp tục thắt chặt chi tiêu.

Xem thêm


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Song Ngọc

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.