|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Doanh nghiệp Trung Quốc hoãn sang Việt Nam do đình chiến thương mại

16:00 | 05/12/2018
Chia sẻ
Giới doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc tận dụng cam kết đình chiến thương mại với Mỹ hồi cuối tuần trước để xem xét lại kế hoạch đưa hoạt động sang Việt Nam.
doanh nghiep trung quoc hoan sang viet nam do dinh chien thuong mai Doanh nghiệp Trung Quốc ồ ạt bán tài sản ở nước ngoài

Hai nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc đã ký thỏa thuận đình chiến thương mại trong 90 ngày tại Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Argentina vào cuối tuần trước.

Thời gian "đình chiến" 90 ngày (để Mỹ không áp thêm thuế đối với lượng hàng hóa xuất khẩu trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc từ 10% lên 25%) đủ dài để các công ty yên tâm trì hoãn kế hoạch di chuyển.

doanh nghiep trung quoc hoan sang viet nam do dinh chien thuong mai
Mức thuế 25% đối với hàng xuất khẩu từ Trung Quốc là lý do khiến nhiều doanh nghiệp nhỏ ở đại lục muốn sang Việt Nam để sản xuất. Ảnh: SCMP

Chiến tranh thương mại khiến doanh nghiệp Trung Quốc muốn sang Việt Nam

Mức thuế 10% tuy cao nhưng vẫn trong tầm kiểm soát đối với phần lớn doanh nghiệp. Song mức thuế 25% sẽ là hồi chuông báo tử đối với nhiều công ty, và đó là động lực chính để các nhà sản xuất Trung Quốc di chuyển.

Nhiều doanh nghiệp trong số này dường như tin rằng chính phủ Trung Quốc và Mỹ có thể giải quyết những bất đồng và chấm dứt chiến tranh thương mại vào năm sau, để vấn đề thuế quan biến mất.

Mặc dù vậy, một số chuyên gia nhận định, thời gian đình chiến 90 ngày quá ngắn để đàm phán thành công một giải pháp cho những khác biệt giữa Mỹ và Trung Quốc đối với nhiều vấn đề gai góc như cải cách doanh nghiệp nhà nước hay sở hữu trí tuệ.

Hôm 4/12, Tổng thống Mỹ Donald Trump lại dọa rằng ông sẽ tăng thuế lên 25% trong giai đoạn cuối khoảng thời gian 90 ngày nếu Trung Quốc không đưa ra những nhượng bộ thỏa đáng.

Các chuyên gia nhận định lời đe dọa về thuế cao hơn sẽ tiếp tục tồn tại, có lẽ trong nhiều năm, ngay cả khi hai bên gia hạn thời gian hòa hoãn.

Dù vậy, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu - đặc biệt là những công ty vừa và nhỏ trong các vùng công nghiệp ở vùng châu thổ sông Dương Tử và vùng châu thổ sông Châu Giang - tranh thủ thỏa thuận đình chiến thương mại để hoãn kế hoạch di chuyển sản xuất.

"Chi phí xây dựng một nhà máy mới ở Việt Nam đã tăng tới mức khó tin trong vài tháng qua và vượt ra khỏi khả năng tài chính của nhiều doanh nghiệp Trung Quốc", Xie Jun, một nhà xuất khẩu nội thất ở tỉnh Chiết Giang, bình luận. "Vì thế, thỏa thuận đình chiến thực sự là cứu cánh của doanh nghiệp. Chúng tôi hy vọng chính phủ có thể chấm dứt chiến tranh thương mại vào năm tới".

doanh nghiep trung quoc hoan sang viet nam do dinh chien thuong mai
Công nhân làm việc trong một nhà máy đồ chơi ở Trung Quốc. Ảnh: News.cn

Xie kể rằng chủ một nhà máy sản xuất xốp dành cho ghế sofa đã xây một nhà máy ở tỉnh Đồng Nai trong năm nay. Ông bỏ ra gần 10 triệu tệ (1,4 triệu USD) chỉ để di chuyển trong thời gian đầu - như mua và chuyển đổi các nhà máy công nghiệp, vận chuyner dây chuyền sản xuất tự động từ Chiết Giang tới Đồng Nai, bồi thường cho những công nhân Trung Quốc mất việc.

"Những chi phí ấy còn cao hơn chi phí xây một nhà máy có cùng quy mô ở Chiết Giang. Nhưng chủ doanh nghiệp kia không có lựa chọn nào khác vì các khách hàng Mỹ đang chuyển dần sang đặt hàng ở Việt Nam, chứ không mua từ nhà máy của ông ấy ở Chiết Giang", Xie kể.

Xie nói dự đoán về việc Mỹ tăng thuế lên 25% đối với hàng hóa Trung Quốc từ ngày 1/1 năm sau khiến lượng đơn hàng từ Mỹ tới Trung Quốc giảm nhanh.

"Ông ấy phải chuyển thật nhanh nếu không muốn ngừng kinh doanh vào năm tới", Xie nói về ông chủ nhà máy sản xuất xốp.

Chuyển nhà máy sang Việt Nam hay ở lại?

Nhiều nhà sản xuất Trung Quốc rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan từ mùa hè, sau khi họ nhận thấy chi phí sản xuất ở nhiều khu vực của Việt Nam không còn rẻ. TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An là những khu vực có cơ sở hạ tầng giao thông tốt, kết nối các nhà máy với cảng nước sâu và sân bay, song chi phí sản xuất ở những nơi đó đang ở mức cao.

Khoảng 5.000 - 6.000 nhà máy ở Trung Quốc cử người sang Việt Nam để xem xét khả năng chuyển dây chuyền sản xuất sang nước láng giềng để đối phó chính sách áp thuế cao của Mỹ đối với sản phẩm xuất khẩu từ Trung Quốc.

Vì xu hướng này, chi phí đất đai, lao động và vật liệu xây dựng ở Việt Nam tăng vọt. Ở khu công nghiệp Giang Điền thuộc tỉnh Đồng Nai (cách TP Hồ Chí Minh khoảng 70 km), giá thuê đất công nghiệp thời hạn 50 năm đã vọt lên mức 90 USD/m2 vào tháng 11. Mức giá năm ngoái là 60 tới 70 USD/ m2.

"Các vị phải khẩn trương. Đất của chúng tôi sắp hết rồi. Rất nhiều doanh nhân Trung Quốc thăm khu công nghiệp của chúng tôi hàng tuần", Cao Bách Khoa, một nhân viên kinh doanh của khu công nghiệp Giang Điền, nói.

doanh nghiep trung quoc hoan sang viet nam do dinh chien thuong mai
Chi phí đất, nhân công và vật liệu xây dựng ở Việt Nam tăng nhanh bởi làn sóng di chuyển sang Việt Nam của các doanh nghiepejj Trung Quốc. Ảnh: ECNS

Giá thuê các nhà máy có sẵn ở các khu công nghiệp nổi tiếng gần TP Hồ Chí Minh đã tăng tới 4 USD/m2 từ mức 3 USD/m2 vào năm ngoái, theo Vincy Nguyen, một nhà quản lý của công ty xây dựng và quản lý các khu công nghiệp BW Industrial Development.

"Người ta đã thuê khoảng một nửa nhà máy thuộc hai dự án của chúng tôi ở Bình Dương, dù chúng tôi vẫn đang xây dựng", cô nói.

Gao Jian, người đồng sáng lập công ty tư vấn kinh doanh Vnocean (từng giúp hơn 50 khu công nghiệp ở Việt Nam kết nối với các nhà sản xuất Trung Quốc) nói rằng, để thành lập một nhà máy điện tử với khoảng 300 công nhân ở các khu công nghiệp gần TP Hồ Chí Minh, doanh nghiệp phải chi khoảng 1 triệu USD.

"Bạn phải chi 20.000 USD để thuê nhà máy có diện tích 5.000 m2, chi 140.000 USD để đặt cọc 6 tháng và trả trước một tháng. 9.000 USD là khoản tiền khác để bạn trả lương hàng tháng cho 300 công nhân", Gao phân tích.

Xem thêm

Nhạc Dương