Doanh nghiệp trong nước vẫn giữ vững 'phong độ' trong xuất khẩu
Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của khối DN trong nước 5 tháng đầu năm đã vượt khối FDI. Xu hướng này nhiều khả năng sẽ còn kéo dài trong các tháng còn lại của năm nay. Thị trường xuất khẩu đã có sự cải thiện rất đáng kể với quan hệ thương mại và sản phẩm của Việt Nam đã có mặt tại hơn 200 quốc gia trên thế giới.
Đặc biệt, 9 nhóm ngành hàng chủ chốt của ngành nông nghiệp đã khẳng định được vị thế tại tất cả những thị trường lớn của thế giới với kim ngạch nhiều tỷ USD.
Trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu, gạo và điều là những ngành hàng có sự gia tăng cả về lượng và giá trị.
Cụ thể, đối với mặt hàng gạo, 5 tháng đầu năm 2018 xuất khẩu ước tăng 20,4% về khối lượng, nhưng tăng tới 51,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017 do giá gạo xuất khẩu bình quân các tháng đầu năm tăng 12,9% so với cùng kỳ năm 2017. Đối với ngành hàng điều, khối lượng xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2018 ước tăng 21,4% về khối lượng và tăng 25,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Một số sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản chủ lực của khối DN trong nước cũng duy trì tốc độ tăng trưởng tốt như rau quả tăng 19,6%; thuỷ sản tăng 11,1%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 10%...
Bên cạnh đó, các sản phẩm có kim ngạch trên 1 tỷ USD đã đạt tới 28 ngành hàng và trên 5 tỷ USD có tới 8 ngành hàng.
Tác động của việc xuất khẩu của khối FDI giảm tốc là một trong những nguyên nhân khiến tháng 5 nhập siêu quay trở lại với mức ước tính 500 triệu USD, sau 4 tháng liên tiếp xuất siêu kể từ đầu năm. Trong bối cảnh đó, các nhóm hàng xuất khẩu của khối DN trong nước, đặc biệt là nhóm sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản vẫn giữ vững được đà tăng trưởng và nhiều khả năng sẽ còn tiếp tục tăng tốc trong các tháng còn lại của năm, trái ngược với dự báo sụt giảm của khối FDI.
Chất lượng và giá trị gia tăng trong xuất khẩu của nước ta cũng đang ngày càng được cải thiện cùng với phát triển về thương hiệu và xây dựng tham gia vào các chuỗi của cung cầu thế giới.
Nhìn vào số liệu về tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của khối DN trong nước và FDI, có thể thấy đang có sự đảo chiều khá rõ nét.
Nếu như trong quý đầu năm, xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước chỉ tăng 18,9% so với cùng kỳ, thì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 23,2%. Tuy nhiên đến hết tháng 4 khoảng cách tốc độ đã thu hẹp dần về mức lần lượt là 17,9% và 19,4%. Cho tới hết tháng 5, khu vực kinh tế trong nước vẫn duy trì được mức tăng 17,8%, thì tốc độ tăng của khối FDI chỉ còn 15%.
Chất lượng và giá trị gia tăng trong xuất khẩu của nước ta cũng đang ngày càng được cải thiện cùng với phát triển về thương hiệu và xây dựng tham gia vào các chuỗi của cung cầu thế giới. Từ những minh chứng về xuất khẩu của DN trong nước và doanh nghiệp FDI đã phần nào cho thấy đây là lĩnh vực mà Việt Nam có thể tạo ra cơ hội cho chính mình nếu biết thay đổi.
Những năm qua, xuất khẩu của chúng ta đã đi theo đúng định hướng, đặc biệt là theo chiến lược phát triển bền vững của xuất khẩu. Nguồn ảnh minh hoạ - internet |
Những năm qua, xuất khẩu của chúng ta đã đi theo đúng định hướng, đặc biệt là theo chiến lược phát triển bền vững của xuất khẩu. Cơ cấu hàng xuất khẩu đã có những sự chuyển biến tích cực, giảm thiểu vai trò của các khu vực xuất khẩu các sản phẩm thô sơ của các ngành khoáng sản và các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; bên cạnh đó, các sản phẩm của nông sản - thủy sản, những ngành kinh tế trọng điểm đã được cải thiện nâng cao.
Điều đó cho thấy, chiến lược hội nhập và tham gia hội nhập quốc tế của Việt Nam đã phát triển đúng định hướng và kịp thời. Đặc biệt, việc tham gia những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với hàng loạt các đối tác đa phương và song phương đã tạo ra các thị trường rộng lớn, đảm bảo về cơ bản cho năng lực sản xuất đang ngày càng gia tăng của Việt Nam.
Việt Nam có thể gia tăng năng lực sản xuất, có thể đảm bảo được tiếp cận thị trường và giảm thiểu các hàng rào thuế quan, nhưng nếu không đảm bảo được chất lượng và vượt qua được hàng rào kỹ thuật thì khó có thể tiếp tục phát triển bền vững.