|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Doanh nghiệp thép đối phó thế nào trước nỗi lo Mỹ đánh thuế nhập khẩu cao?

08:00 | 23/04/2018
Chia sẻ
Cách đây không lâu, thông tin Mỹ có thể áp thuế nhập khẩu cao với sản phẩm thép của Việt Nam, đã dấy lên lo ngại và ảnh hưởng ít nhiều đến kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp thép trong năm 2018.
doanh nghiep thep doi pho the nao truoc noi lo my danh thue nhap khau cao Ngành thép kỳ vọng vào kinh tế vĩ mô ổn định
doanh nghiep thep doi pho the nao truoc noi lo my danh thue nhap khau cao Quý II, chỉ 1 trong 4 doanh nghiệp ngành thép tăng trưởng lợi nhuận

Những ‘ông’ lớn ngành thép: Người tự tin, người thận trọng

Chia sẻ tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2018, ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Hoà Phát (mã: HPG) cho biết, chủ trương của Tập đoàn là không dành quá nhiều cho việc xuất khẩu.

Về mặt tổng thể, Hoà Phát không xuất khẩu quá nhiều cũng như chính sách "không bỏ trứng vào một giỏ", tỷ lệ xuất khẩu của Hoà Phát rất nhỏ chỉ khoảng 1-2%. Do đó việc này ảnh hưởng không đáng kể đến Tập đoàn.

Tuy nhiên do giá nguyên liệu có xu hướng ngày càng tăng nên Hòa Phát đã đặt kế hoạch kinh doanh 2018 đi ngang với doanh thu 55.000 tỷ đồng, tăng 19%. Lợi nhuận sau thuế ước đạt 8.050 tỷ đồng, tăng nhẹ so với thực hiện 2017.

doanh nghiep thep doi pho the nao truoc noi lo my danh thue nhap khau cao

Tập đoàn Hoa Sen (Mã: HSG) cũng xây dựng một kế hoạch kinh doanh thận trọng. Trong niên độ năm 2017-2018, Tập đoàn đặt mục tiêu doanh thu 30.000 tỷ đồng, tăng 14% nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ ước đạt 1.350 tỷ đồng, giảm đáng kể so với kế hoạch niên độ 2016-2017.

Lý giải cho điều này, ông Trần Ngọc Chu - Tổng Giám đốc cho biết, thị trường tôn thép năm 2018 dự báo đối diện với áp lực cạnh tranh lớn. Doanh nghiệp trong ngành đang gia tăng sản xuất, chưa kể doanh nghiệp ngoài ngành cũng đang định nhảy vào là những rủi ro đối với sản lượng của Hoa Sen trong thời gian tới.

Ngoài ra, nguồn cung thép năm 2018 đang rất lớn, thị trường xuất khẩu cũng khó khăn do đó Hoa Sen chỉ đưa ra kế hoạch lãi ròng thận trọng.

Cũng như Hòa Phát, Mỹ không phải là thị trường chính của Thép Nam Kim (Mã: NKG) nên việc đánh thuế vào thép nhập khẩu sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đối với Công ty. Song trước diễn biến khó lường của thị trường thép, Công ty vẫn đặt kế hoạch kinh doanh khiêm tốn với doanh thu 17.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 750 tỷ đồng, tăng lần lượt 35% và 6% so với kết quả năm trước.

Theo lãnh đạo Thép Nam Kim, hiện Công ty đang xuất khẩu sản phẩm thép sang các thị trường khác như Indonesia, châu Âu, châu Mỹ,… Vấn đề bảo hộ thương mại là điều không thể tránh khỏi, tuy nhiên nhiều nước vẫn có bình quân tiêu thụ thấp đây là cơ hội cho Công ty.

Trong khi đó, “ông vua” một thời, Thép Việt Ý (Mã: VIS) xây dựng kế hoạch kinh doanh tự tin. Doanh thu hơn 7.000 tỷ đồng, tăng 16%; lợi nhuận trước thuế trên 90 tỷ đồng, tăng 64%.

Doanh nghiệp nhỏ liệu có đứng trụ vững?

Không như các “ông lớn", doanh nghiệp nhỏ đang phải tự gồng mình trước biến động khó lường của thị trường thép.

Năm 2018, Thép tấm lá Thống Nhất (Mã: TNS) đặt mục tiêu sản lượng sản xuất đạt 200.000 tấn, giảm 27%; lợi nhuận sau thuế 12 tỷ đồng, giảm 71%.

Tại đại hội cổ đông thường niên 2018, ông Nguyễn Văn Đại - Tổng giám đốc cho biết, các thị trường lớn trên thế giới có xu hướng gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại, bảo hộ nền sản xuất nội địa, gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu của công ty và ảnh hưởng đến nhu cầu cán nguội trong nước.

Ngoài ra, việc các khách hàng gia công chủ lực của Công ty như Hoa Sen, Tôn Đông Á, Nam Kim… đang đầu tư và sẽ đưa vào các dây chuyền cán nguội để tự cung tự cấp trong năm 2018 sẽ làm giảm nhu cầu thép cán nguội của Công ty trong các năm tiếp theo.

Ông Đại nhận định đây là thách thức lớn, Công ty phải tiếp tục mở rộng, tìm kiếm các khách hàng mới, bù đắp sản lượng gia công bị giảm trong bối cảnh tình hình tài chính khó khăn.

Trước những khó khăn liên quan đến bảo hộ thương mại, ban lãnh đạo Kim khí TP HCM (Mã: HMC) xác định 2018 sẽ là năm khó khăn, khởi đầu cho những năm khó khăn tiếp diễn đối với hàng thép nhập khẩu của công ty.

Kim khí TP HCM đặt kế hoạch 2018 dè dặt khi doanh thu thuần 3.227 tỷ đồng, tăng 15%; lợi nhuận sau thuế 40 tỷ đồng, giảm 50% so với năm 2017.

Tương tự, Thép Tiến Lên (Mã: TLH) và Ống thép Việt Đức VG PIPE cũng xây dựng kế hoạch kinh doanh 2018 giảm.

Cụ thể, Thép Tiến Liên dự kiến sản lượng tiêu thụ 450.000 tấn/năm, tổng doanh thu 4.725 tỷ đồng, giảm nhẹ. Lợi nhuận sau thuế 278.6 tỷ đồng, giảm 20%.

Đối với Ống thép Việt Đức, ban lãnh đạo nhận định, thị trường thép tiếp tục gặp khó khi thuế tự vệ với sản phẩm phôi thép đang ở mức 23%. Bên cạnh đó, những bất ổn về giá nguyên liệu và nguồn cung dư thừa cũng là điểm hạn chế. Công ty đặt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất đạt 5.300 tỷ đồng, lãi ròng 64 tỷ đồng, giảm 10%.

Ngành thép sẽ chịu ảnh hưởng không quá lớn nếu Mỹ áp mức thuế nhập khẩu mới?

Tổng thống Mỹ Donald Trump ra tuyên bố sẽ sẽ áp thuế 25% đối với mặt hàng thép và 10% với mặt hàng nhôm nhập khập vào Mỹ nhằm bảo vệ ngành luyện kim trong nước.

doanh nghiep thep doi pho the nao truoc noi lo my danh thue nhap khau cao Việt Nam đề nghị Mỹ công bằng trong áp thuế nhập khẩu
doanh nghiep thep doi pho the nao truoc noi lo my danh thue nhap khau cao Mục tiêu thực sự của Mỹ khi áp thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu
doanh nghiep thep doi pho the nao truoc noi lo my danh thue nhap khau cao Tại sao Tổng thống Mỹ đánh thuế nhập khẩu nhôm thép mặc cho thế giới phản ứng?

Với quyết định này, ngành thép Việt Nam sẽ nằm trong nhóm 12 nước bị ảnh hưởng nhiều nhất. Tuy nhiên, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) đánh giá mức độ ảnh hưởng thực tế sẽ không quá nghiêm trọng. Lý do là Mỹ hiện chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 11% tổng giá trị xuất khẩu các mặt hàng sắt thép của Việt Nam.

Trên thực tế, nếu như xuất khẩu sang Mỹ bị ảnh hưởng do quyết định mới của Tổng thống Trump, ngành thép Việt Nam có thể quay về dồn sức cạnh tranh trên thị trường chính hiện nay là khối ASEAN (hiện chiếm 59,3%).

Theo ước tính, Tập đoàn Hoa Sen và Thép Nam Kim, hai doanh nghiệp tiên phong trong việc tận dụng cơ hội xuất khẩu sang Mỹ trong năm 2016 đều tiêu thụ không quá 5% tổng sản lượng tại đây.

Thêm vào đó, dù nếu gặp khó khăn sau quyết định áp thuế của Mỹ nhưng điểm tích cực đối với ngành thép Việt Nam là từ năm 2018 trở đi, năng lực sản xuất thép cuộn cán nóng của Việt Nam sẽ đủ để tạo nên CO (giấy chứng nhận xuất xứ, nguồn gốc hàng hóa) do có nhiều dự án mới đi vào hoạt động.

Điển hình như Fomosa đã đưa lò cao số 1 hoạt động từ tháng 7/2017. Dự kiến năm 2018, lò cao số 2 tiếp tục được vận hành, cung cấp sản phẩm thép cuộn cán nóng, thép thanh, thép dây cho thị trường với tổng công suất khoảng 7 triệu tấn/năm.

Tập đoàn Hòa Phát đang đầu tư xây dựng lò cao tại Quảng Ngãi, dự kiến hoạt động vào năm 2019 với công suất 2 triệu tấn thép thanh và thép dây/năm trong giai đoạn 1; giai đoạn 2 sẽ đóng góp 3 triệu tôn cuộn cán nóng...

Theo dự báo của Hiệp hội Thép Việt Nam, năm 2018, tăng trưởng sản xuất thép cuộn cán nóng và thép lá cuộn cán nguội sẽ đạt lần lượt 154% và 5%; tăng trưởng tôn mạ và sơn phủ màu đạt 12%.

BVSC cho rằng điều này sẽ giúp Việt Nam chứng minh được nguyên liệu sản xuất không có xuất xứ từ Trung Quốc và từ đó có thêm cơ sở để đàm phán về các biện pháp bảo hộ thương mại với Mỹ.

Minh Anh