Doanh nghiệp Nhật Bản chuyển hoạt động từ Trung Quốc sang Ấn Độ hoặc Bangladesh sẽ được chính phủ trợ cấp
Đây là một trong những chương trình mở rộng của Chính phủ Nhật Bản nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng trong nước.
Kể từ khi mối quan hệ Mỹ và Trung Quốc rơi vào tình trạng căng thẳng dẫn đến bùng nổ cuộc chiến thương mại, đồng thời thế giới trải qua đợt dịch COVID-19 với nhiều biến động, các quốc gia trên thế giới có xu hướng "thoát li" đầu tư khỏi Trung Quốc, trong đó có Nhật Bản.
Theo Nikkei Asian Review, Chính phủ Nhật Bản dành 220 tỉ yen (2 tỉ USD) trong ngân sách bổ sung năm tài khóa 2020 để khuyến khích các công ty di dời nhà máy về Nhật Bản và một số nước khác. Trong số đó, 23,5 tỉ yen (220 triệu USD) được dành để hỗ trợ doanh nghiệp đưa nhà máy từ Trung Quốc đến Đông Nam Á.
Chương trình đa dạng hóa chuỗi cung ứng được Nhật Bản công bố vào tháng 7 đã hỗ trợ hơn 10 tỉ yên cho 30 công ty nước này chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang Đông Nam Á. Chẳng hạn như công ty Hoya đang chuyển sản xuất linh kiện điện tử sang Việt Nam và Lào. 57 công ty Nhật Bản khác đang được Chính phủ Nhật Bản giúp chuyển cơ sở sản xuất về lại nước.
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản hôm 3/9 đã tiến hành vòng hai của chương trình đa dạng hóa chuỗi cung ứng này.
Theo đó, những dự án đóng góp vào khả năng phục hồi chuỗi cung ứng Nhật Bản – ASEAN, đặc biệt là dự án chuyển nhà máy đến Ấn Độ hay Bangladesh cũng sẽ lọt vào danh sách các công ty được Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ.
Trên cơ sở đó, nghiên cứu khả thi và các chương trình thử nghiệm cũng sẽ nhận được trợ cấp từ Chính phủ. Tổng số tiền được cấp dự kiến lên đến hàng chục triệu USD.
Chúng ta phải tránh phụ thuộc quá mức vào một quốc gia cụ thể về nguồn cung cho bất kì một sản phẩm hoặc nguyên liệu nào; đồng thời chuyển các cơ sở sản xuất các mặt hàng thiết yếu cơ bản đối với cuộc sống về lại Nhật Bản.
Chánh văn phòng Nội các Nhật Yoshihide Suga
Chương trình đa dạng hóa chuỗi cung ứng lần này của Chính phủ Nhật Bản nhằm mục đích giảm sự phụ thuộc vào một số liên kết trong chuỗi cung ứng, đặc biệt là với Trung Quốc.
Đồng thời, chương trình muốn đảm bảo dòng chảy các sản phẩm như vật tư y tế và linh kiện điện tử vẫn ổn định trong trường hợp khẩn cấp.
Đây là vấn đề được đặt lên hàng đầu khi Nhật Bản vừa mới phải trải qua việc Trung Quốc đóng cửa trong những ngày đầu của đại dịch COVID-19.
Trước đó, chính sách cấp vốn để các công ty Nhật Bản chuyển dịch trở về nước hoặc chuyển tới các quốc gia Đông Nam Á khác vấp phải sự phản đối.
Một số công ty Nhật Bản cho rằng Trung Quốc là thị trường đặc biệt quan trọng, đồng thời dịch chuyển cơ sở sản xuất sang nơi khác vào thời điểm hiện tại sẽ tốn chi phí và gây ra sự đứt quãng không cần thiết.
Ở chiều ngược lại, một số công ty Nhật Bản ở Trung Quốc lo ngại về việc bị áp thêm nhiều loại thuế trong tương lai giữa cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/