Theo lãnh đạo Ernst & Young, có rất nhiều doanh nghiệp gia đình Nhật Bản có quy mô vừa và nhỏ đầu tư sang Việt Nam không thuộc diện phải lập Hồ sơ toàn cầu theo quy định của Nhật Bản nhưng tại Việt Nam lại phải lập theo quy định của Việt Nam. Chi phí tuân thủ tăng lên rất nhiều.
Năm 2016 và 9 tháng qua, chỉ có 966/4.000 doanh nghiệp FDI tại Hà Nội báo lãi, còn trên 3.000 doanh nghiệp báo hòa và báo lỗ. Chủ tịch Nguyễn Đức Chung chỉ đạo cần giám sát chặt chẽ các doanh nghiệp FDI để không thất thoát nguồn thu.
Lãnh đạo Tổng cục Thuế yêu cầu các cục thuế địa phương tăng cường thanh kiểm tra với các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế như thua lỗ liên tục hay bất ngờ lỗ sau giai đoạn được ưu đãi.
Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 3 cả nước nhập siêu 982 triệu USD, tiếp tục theo đà nhập siêu từ tháng 2. Theo TS Nguyễn Đức Kiên, nhập siêu cũng là một tín hiệu thể hiện doanh nghiệp nội đang lớn lên.
Phó Thủ tướng chỉ đạo, các Bộ, ngành và địa phương cần sửa đổi một số quy định pháp luật về lĩnh vực phân phối bán buôn bán lẻ; kiểm soát công tác thực hiện, nhất là đối với việc mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài, bảo đảm phù hợp với quy hoạch.
Doanh nghiệp Việt Nam đang phát triển về số lượng, công nghiệp hỗ trợ Việt Nam cũng đang dần có những tiến bộ, tuy nhiên, vẫn còn những thách thức phải đối mặt để cộng đồng này phát triển lớn mạnh. Phóng viên có cuộc trao đổi với GS Nguyễn Mại về hướng phát triển doanh nghiệp năm 2017.
Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, năm nay Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% thì NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 16% và nếu tăng trưởng GDP đạt 10% thì tín dụng có thể sẽ tăng 18 - 20%.