|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Doanh nghiệp cần có sàn giao dịch nông sản quốc tế trực tuyến

06:48 | 27/08/2019
Chia sẻ
Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) đem lại cơ hội lớn khi thuế hàng loạt mặt hàng nông sản xuất khẩu sang EU sẽ dần giảm xuống về 0%,

Đó là cơ hội mà doanh nghiệp nào cũng có thể nhìn thấy và doanh nghiệp Việt Nam có thể cạnh tranh được.Song cũng đặt ra không ít thách thức khó khăn bởi hàng rào về tiêu chuẩn ở một số quy định mà chúng ta đang hoàn thiện để hội nhập.

Doanh nghiệp cần có sàn giao dịch nông sản quốc tế trực tuyến  - Ảnh 1.

Mặc dù, Hoa kỳ đang là thị trường xuất khẩu chính của Công ty chúng tôi, nhưng sắp tới chung tôi cũng phải mở rộng sang thị trường Châu Âu.

Khi doanh nghiệp đã đáp ứng yêu cầu của Mỹ thì các điều kiện tiêu chuẩn vào thị trường Châu Âu khá là thuận lợi, đặc biệt là việc tuân thủ được các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm thì cơ hội nhận được đơn vào EVFTA rất lớn đối với Nông sản Việt Nam.

Đối với thị trường Châu Âu so với Thị trường Mỹ không khác nhau là mấy, nhưng muốn xuất sang Mỹ thì chi phí nhiều hơn. 

Bởi vì sang thị trường Mỹ bắt buộc phải chiếu xạ còn thị trường Châu Âu không có quy định này, đây là một lợi thế. Tuy nhiên, để vào được thị trường Châu Âu thì còn vấp phải chi phí về Logistics khá cao đẩy giá sản phẩm lên cao khó cạnh tranh với một số nước đang có thị phần ở Châu Âu.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần lưu ý, thị trường Châu Âu đặt những tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm lên hàng đầu, trong đó họ xem xét rất kỹ các chỉ tiêu về kim loại nặng. Đặc biệt, họ rất là nghiêm ngặt về các chỉ số Nitrat ở trong đất do việc lạm dụng phân bón trong quá trình trồng trọt.

Khi mà tất cả các cánh cửa thương mại đã mở rồi thì Chính phủ cần đẩy mạnh kết nối để Việt Nam có các sàn giao dịch quốc tế về nông sản. Từ đó, doanh nhiệp sẽ có sự chủ động để tương tác với thế giới thông qua hệ thống sàn giao dịch điện tử. Doanh nghiệp có thể nắm được thông tin khách hàng, mở rộng được khối lượng người mua một cách chủ động.


Lê Tuấn ghi

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.