|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Đô thị Nam Hà Nội (NHA) muốn rời sàn sang HOSE khi giá đang ở vùng đỉnh lịch sử

14:00 | 07/11/2020
Chia sẻ
Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) thông báo nhận được hồ sơ niêm yết của Tổng công ty đầu tư phát triển Nhà và Đô thị Nam Hà Nội (Mã: NHA).

Theo tìm hiểu, cổ phiếu NHA niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) từ ngày 13/7/2010. 

Tăng vốn điều lệ gấp 96 lần

NHA tiền thân là Công ty TNHH Thành Mỹ được thành lập ngày 26/3/2004, hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng, khai thác, chế biến và mua bán vật liệu xây dựng; kinh doanh bất động sản... với vốn điều lệ ban đầu 2,5 tỉ đồng. Số lượng cổ phiếu NHA niêm yết lần đầu trên HNX là 5,89 triệu đơn vị.

Đô thị Nam Hà Nội (NHA) muốn rời sàn sang HOSE khi giá đang ở vùng đỉnh lịch sử - Ảnh 1.

Nguồn: VSD

Sau 10 năm niêm yết, vốn điều lệ của NHA tăng khoảng 5 lần. Trong lần tăng vốn gần đây nhất vào tháng 10, công ty đã phát hành 400.000 cổ phiếu theo chương trình lựa chọn người lao động, qua đó nâng tổng số vốn điều lệ hiện tại lên 241 tỉ đồng.

Về cơ cấu cổ đông của công ty, tại thời điểm lên sàn HNX, danh sách cổ đông lớn của NHA bao gồm hai cá nhân là ông Nguyễn Minh Hoàn - Chủ tịch HĐQT và bà Nguyễn Thị Xuân Mai - Thành viên HĐQT.

Đô thị Nam Hà Nội chuyển 'nhà' sang HOSE có gì? - Ảnh 1.

Danh sách cổ đông lớn của NHA tính đến ngày 26/4/42010. Nguồn: Bản cáo bạch của NHA

Tuy nhiên, tính đến thời điểm 30/6 năm nay, bà Nguyễn Xuân Mai đã thoái toàn bộ vốn và không còn giữ chức vụ Thành viên HĐQT của NHA.

Hiện cổ đông lớn nhất của NHA là ông Nguyễn Minh Hoàn khi nắm giữ 3,9 triệu cổ phiếu NHA, tương đương 22,53% vốn điều lệ. Trong lần giao dịch gần đây nhất, ông Hoàn mua vào 200.000 cổ phiếu NHA đầu tháng 3 năm nay.

Ngoài cá nhân ông Hoàn, bà Nguyễn Ngọc Hương (vợ) và ông Nguyễn Đức Kiên (con trai) sở hữu 222.024 cp và 740.080 cp tại thời điểm 30/6.

Hai cổ đông lớn còn lại của công ty là ông Peter Eric Dennis (tỉ lệ sở hữu 7,04%) và ông Phạm Văn Tuân (5,95%).

Đô thị Nam Hà Nội chuyển 'nhà' sang HOSE có gì? - Ảnh 2.

Danh sách cổ đông lớn của NHA tính đến ngày 30/6/2020.

NHA kinh doanh ra sao trước khi chuyển sàn?

Về kết quả kinh doanh của NHA cho thấy sự tăng trưởng trong vài năm trở lại đây. Năm 2019, công ty đạt 170 tỉ đồng doanh thu thuần và 68 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng lần lượt 62% và 150% so với cùng kì năm 2018. Đây cũng là kết quả kinh doanh cao nhất trong lịch sử hoạt động của công ty. 

Lấn sân sang lĩnh vực kinh doanh bất động sản từ năm 2006, công ty đã trúng thầu nhiều dự án trên địa bàn tỉnh Hà Nam. 

Năm 2019, công ty đã liên danh với CTCP Đầu tư xây dựng số 6 và Công ty TNHH Xây dựng Hưng Mỹ để trở thành một trong ba nhà đầu tư trúng thầu dự án Đầu tư xây dựng Khu nhà ở Tân Hà giai đoạn 1 tại xã Tiên Tân và xã Tiên Hiệp, thành phố Phủ Lý, Hà Nam. Dự án đầu tư có tổng diện tích hơn 12ha với tổng chi phí dự kiến hơn 234 tỉ đồng.

Sang đến năm 2020, tình hình kinh doanh của công ty kém khởi sắc hơn khi doanh thu 9 tháng đầu năm giảm 25% xuống còn 67 tỉ đồng trong khi lãi sau thuế đạt 20 tỉ đồng, thay đổi không đáng kể so với cùng kì năm ngoái. 

Đô thị Nam Hà Nội chuyển 'nhà' sang HOSE có gì? - Ảnh 3.

Nguồn: LG tổng hợp từ BCTC của NHA

HĐQT công ty đã xây dựng kế hoạch kinh doanh năm 2020 với 160 tỉ đồng doanh thu thuần và 32 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, công ty đã thực hiện 41% chỉ tiêu tiêu doanh thu và 62,5% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Giá cổ phiếu đang ở vùng đỉnh lịch sử 

Diễn biến giá cổ phiếu NHA trong những nằm gần đây, sau khi lình xình quanh vùng 5.000 đồng/cp từ năm 2018, giá cổ phiếu NHA bắt đầu tăng mạnh và đạt đỉnh lịch sử 13.900 đồng/cp vào đầu tháng 9/2020. 

Thanh khoản của mã này theo đó cũng cải thiện với khối lượng khớp lệnh trung bình đạt khoảng 80.000 đơn vị/phiên. Kết phiên 6/11, giá cổ phiếu NHA ở 13.200 đồng/cp, tương đương qui mô vốn hóa gần 320 tỉ đồng.

Đô thị Nam Hà Nội chuyển 'nhà' sang HOSE có gì? - Ảnh 4.

Diễn biến giá cổ phiếu NHA kể từ đầu năm nay. Nguồn: Tradingview

Linh Giang

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.