Bộ Công Thương cho biết đầu tư cho hệ thống nguồn và lưới điện đến năm 2030 cần khoảng 134,7 tỷ USD, trong đó phân bổ giai đoạn 2021-2025 là 57,1 tỷ USD và 2026-2030 là 77,6 tỷ USD.
Bộ Công Thương cho rằng chưa đủ cơ sở pháp lý giao EVN và các doanh nghiệp làm điện gió ngoài khơi do hành lang pháp lý chưa rõ ràng, hệ thống pháp luật về đầu tư chưa quy định cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
Nguy cơ thiếu điện đến năm 2050 đã hiện hữu do nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế, sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu ngày càng lớn.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Bộ Công Thương phối hợp với Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam trình phương án điều chỉnh giá trước ngày 25/10.
Nhà máy điện gió Thanh Phong giai đoạn 1, công suất 29,7 MW do CTCP Năng lượng Ecowin làm chủ đầu tư là dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp thứ 21 đã hoàn thành thủ tục phát điện lên lưới.
Các doanh nghiệp trong nước cáo buộc các sản phẩm tháp điện gió nhập khẩu từ Trung Quốc đã và đang bán phá giá vào thị trường Việt Nam, gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất.
Các hộ dân xã Ia Le (huyện Chư Pưh) có đơn kiến nghị, phản ánh dự án nhà máy điện gió Ia Le 1 gây ảnh hưởng đến đất, tài sản của các hộ gia đình, ảnh hưởng đến sức khỏe và có nguy cơ mất an toàn.
GS. TS Hoàng Xuân Cơ cho rằng theo xu hướng chuyển đổi sang năng lượng xanh, việc tăng giá điện là điều không thể tránh khỏi. Do đó, Bộ Công Thương cần xây dựng lộ trình tăng giá điện phù hợp, tránh gây xáo trộn cho hoạt động kinh tế và đời sống người dân.
Th.S Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright cho rằng để thu hút năng đầu tư năng lượng tái tạo, việc quan trọng cần làm là thiết lập giá điện bằng với chi phí sản xuất mới, đặc biệt khi các nguồn cung mới đắt hơn chi phí trung bình và giá điện hiện nay.
Để đảm bảo cân đối cung – cầu điện năm 2024, EVN đã tính toán cân đối cung – cầu điện với nhu cầu điện tăng trưởng 8,96% so với năm 2023 và 2 kịch bản lưu lượng nước về các hồ thủy điện.
Ông Bùi Trung Kiên, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP HCM (EVN HCM) lý giải hóa đơn tiền điện tại khu vực này tăng cao trong tháng 8 do đơn vị chuyển ngày ghi điện về cuối tháng, đồng thời thời tiết nắng nóng cũng khiến nhu cầu tiêu thụ cao hơn.
Về kế hoạch cung ứng điện các tháng còn lại của năm 2023, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống 4 tháng cuối năm ước đạt 95,6 - 97,2 tỷ kWh, tăng 10 - 12% so với cùng kỳ năm 2022.
Bộ Công Thương cho biết tính đến ngày 25/8 đã có 79/85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp gửi hồ sơ đàm phán giá điện với EVN. Trong đó chỉ có 20/85 dự án được phê duyệt giá tạm được công nhận ngày vận hành thương mại.