Điểm chính trong dự thảo ngân sách năm 2024 của Đức
Liên minh cầm quyền 3 đảng của Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 13/12 công bố đã đạt được thỏa thuận về dự thảo ngân sách cho năm 2024 sau nhiều tuần đàm phán sau khi phán quyết liên quan đến phán quyết của Tòa án Hiến pháp tháng trước khiến tài chính của chính phủ rơi vào tình trạng hỗn loạn.
Theo đó, Chính phủ liên minh của Đức ít nhất ban đầu đã đồng ý không tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong năm tới nhằm đình chỉ các quy định tự áp đặt nhằm hạn chế khoản vay ròng mới.
Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner cho biết việc củng cố ngân sách sẽ tiếp tục được thực hiện trong năm 2024, với mức nợ và thâm hụt ngân sách tính trên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm xuống 64% và 1,5%.
Đức tự coi mình là người bảo vệ nền tài chính vững chắc của châu Âu với cái gọi là "phanh nợ" hạn chế thâm hụt công ở mức 0,35% GDP. Phán quyết của Tòa án Hiến pháp buộc chính phủ phải đình chỉ việc phanh nợ theo quy định của hiến pháp đối với ngân sách năm 2023.
Hiện ngân sách vẫn là vấn đề nóng trong nội bộ chính phủ Đức, Bộ trưởng tài chính Lindner, thuộc đảng Dân chủ tự do (FDP) khẳng định việc phanh nợ phải được khôi phục vào năm 2024, trong khi đảng Dân chủ Xã hội (SPD) trung tả của ông Scholz và đảng Xanh hy vọng tiếp tục đình chỉ “phanh nợ” trong năm thứ 5 liên tiếp.
Liên minh cầm quyền hiện đã nhất trí rằng sẽ tiếp tục duy trì phanh nợ trong năm 2024, mặc dù vẫn để ngỏ khả năng đình chỉ phanh nợ sau này, nếu tình hình ở Ukraine xấu đi và Kiev cần thêm viện trợ.