|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Dịch tả heo châu Phi tại Hà Nội đang hạ nhiệt

16:05 | 31/07/2019
Chia sẻ
Báo cáo tại Hội nghị Giao ban công tác tháng 7/2019 của UBND TP Hà Nội, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), Giám đốc Sở NN&PTNT TP Hà Nội khẳng định bệnh dịch tả heo châu Phi (ASF) suy yếu không phải vì heo đã chết hết.

Theo Giám đốc Sở NN&PTNT, thời gian qua, TP tiếp tục chỉ đạo quyết liệt công tác dập dịch ASF. 

Từ đầu tháng 7/2019, diễn biến dịch ASF đã giảm dần. Đến hết 29/7, dịch bệnh đã xảy ra tại 28.559 hộ chăn nuôi (chiếm 35,4% tổng số hộ, cơ sở chăn nuôi) trên 24 quận, huyện, thị xã, làm mắc bệnh và tiêu hủy 496.896 con (chiếm 26,5% tổng đàn) với trọng lượng 34.175 tấn. 

Đáng chú ý, đến nay, đã có 121 xã, phường thuộc 22 quận, huyện, thị xã dịch bệnh không phát sinh thêm sau 30 ngày.

image_gallery

Giám đốc Sở NN&PTNT Chu Phú Mỹ báo cáo tại Hội nghị. Ảnh: Cổng GTĐT UBND TP Hà Nội.

Lí giải nguyên nhân dịch ASF giảm xuống, Giám đốc Sở NN&PTNT Chu Phú Mỹ cho biết các quận, huyện, thị xã, đặc biệt là người dân đã làm tốt công tác tuyên truyền để cách li, dập dịch. 

Cùng với đó, cơ chế miễn dịch của heo đã tốt hơn sau một thời gian diễn ra dịch. 

"Không có chuyện do heo chết hết rồi nên dịch giảm", Giám đốc Sở NN&PTNT khẳng định.

Về công tác hỗ trợ, Giám đốc Sở NN&PTNT cho hay TP đã cấp hỗ trợ bổ sung cho các quận, huyện, thị xã để hỗ trợ người dân. 

Cụ thể, trước đây, mức tiền hỗ trợ cho cán bộ, nhân dân thực hiện công tác phòng chống dịch là 100.000 đồng vào ngày thường và 200.000 đồng vào ngày lễ; hiện đã được nâng lên gấp đôi là 200.000 đồng vào ngày thường và 400.000 đồng vào ngày lễ.

"Hiện, TP có hơn 100 xã đã không phát sinh dịch. Song chủ trương của Bộ NN&PTNT là chưa tái đàn vào thời điểm này", Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết. 

Cùng với việc tập trung phòng chống dịch ASF đảm bảo không tái phát dịch, phòng chống dịch ở gia súc gia cầm.

Lyly Cao

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.