|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Dịch COVID-19 gây khó khăn cho sản xuất cà phê qui mô nhỏ

14:38 | 08/08/2020
Chia sẻ
Theo một cuộc khảo sát gần đây của tổ chức phi lợi nhuận Hanns R. Neumann Stiftung (HRNS), đại dịch COVID-19 đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc sản xuất cà phê qui mô nhỏ ở một số quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu thế giới.
Dịch COVID-19 gây khó khăn cho sản xuất cà phê qui mô nhỏ - Ảnh 1.

Dịch COVID-19 gây khó khăn cho sản xuất cà phê qui mô nhỏ. Ảnh: Daily Coffee News

Giá cà phê toàn cầu liên tục giảm và duy trì ở mức thấp đang là mối quan tâm hàng đầu của các hộ nông dân sản xuất qui mô nhỏ, theo khảo sát được thực hiện bởi HRNS vào đầu tháng 6.

Cuộc khảo sát đã đánh giá phản ứng từ những người trồng cà phê ở Indonesia, Ethiopia, Uganda, Tanzania, Brazil, Guatemala và Honduras, trong đó hơn 70% số người tham gia phỏng vấn cho rằng đại dịch đã ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập của các hộ gia đình.

Các kết quả khảo sát gần đây bao gồm khảo sát tại Mesoamerica, Nam Mỹ và trên khắp các vùng trồng cà phê đều cho thấy ngành cà phê toàn cầu đang rơi vào khủng hoảng giá. Giá cà phê arabica kì hạn tháng 12 trên sàn giao dịch quốc tế ICE chỉ đạt 1,15/pound.

68% số người tham gia khảo sát của HRNS xác định giá cà phê hiện là vấn đề lớn đối với họ, trong đó 64% cho rằng giá cả là mối quan tâm lớn nhất của họ khi xảy ra đại dịch.

Trong khi thời tiết xấu (31%), chi phí sinh hoạt (31%) và nghèo đói (30%) được xác định là các yếu tố được quan tâm nhiều nhất sau giá cả, thì các vấn đề đáng lo ngại nhất là sức khỏe cộng đồng (42%), lao động sẵn có (39%) và tiếp cận thị trường (38%).

Cuộc khảo sát cũng cho thấy gần một nửa nông dân đã buộc phải thay đổi kế hoạch quản lý đồn điền do COVID-19, do thiếu khả năng tiếp cận lao động nông nghiệp (64%) và thiếu tiếp cận với đầu vào trang trại (62%).

"Đại dịch COVID-19 đang gây khó khăn cho các hộ gia đình sản xuất qui mô nhỏ tại các vùng trồng cà phê. Cuộc khảo sát cho thấy dịch bệnh sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sinh kế của các hộ gia đình này. Những vụ mùa sắp tới sẽ bị ảnh hưởng nhiều, nhất là về thu nhập và an ninh lương thực".

"Bên cạnh đó, các biện pháp giảm thiểu sự biến đổi khí hậu không thể được thực hiện vì giá đầu vào cao hơn do dịch COVID-19. Các hộ gia đình nông dân phải đối mặt với chi phí sản xuất cao hơn trong khi triển vọng doanh thu thấp hơn", HRNS nhận định.

Ngọc Ánh

'Tăng trưởng GDP 2025 đạt 8%, 2026 - 2030 đạt 10%, Việt Nam sẽ thoát bẫy thu nhập trung bình'
Theo TS. Cấn Văn Lực, năm 2025 phải phấn đấu để đạt mức tăng trưởng ít nhất 8% và giai đoạn 2026 - 2030 tăng trưởng hai con số khoảng 10% thì Việt Nam mới có thể vượt bẫy thu nhập trung bình, đạt mục tiêu đến 2045 trở thành nước thu nhập cao và có nền tảng công nghiệp hiện tại.