|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Dịch COVID-19 đã đặt ngành thủy sản của Ấn Độ vào khó khăn, không có đơn hàng mới

11:50 | 19/07/2020
Chia sẻ
Ấn Độ cho biết hiện ngành thủy sản không có đơn hàng mới từ các thị trường nhập khẩu chính như Châu Âu, Việt Nam và Nhật Bản.

Theo trang Business Standard, cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu gây ra bởi sự bùng nổ của COVID-19 đã khiến các nhà xuất khẩu thủy sản Ấn Độ, vốn hàng năm giao ra nước ngoài những lô hàng với tổng trị giá khoảng 7 tỉ USD, gặp phải khó khăn lao đao.

Các chuyến hàng đến Mỹ, thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất của Ấn Độ đã giảm hơn 50% kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát.

Với sản lượng xuất khẩu hàng năm là 280 nghìn tấn, Ấn Độ trở thành nước xuất khẩu tôm lớn nhất của Mỹ, chiếm 40% thị phần nhập khẩu của nước này. 

Ấn Độ cho biết cũng không có đơn hàng mới từ các thị trường nhập khẩu chính như Châu Âu, Việt Nam và Nhật Bản. 

Một công ty xuất khẩu thuỷ sản có trụ sở tại Odisha cho biết “Kể từ khi dịch COVID-19 bùng nổ, chúng tôi không nhận được bất cứ đơn hàng mới nào. Các công ty xuất khẩu đang cố gắng đáp ứng các đơn đặt hàng trước đó. 

Thậm chí nhiều đơn đã đặt hàng còn bị huỷ do các quốc gia đang có hành động thận trọng hơn để tránh lây lan virus”.

Việc sản xuất hải sản tươi sống ở Odisha trở nên trì trệ do chính quyền bang đình chỉ hoạt động của các nhà máy sản xuất. 

Chỉ các cơ sở bảo quản và kho lạnh mới được phép hoạt động bình thường. Hơn nữa sự thiếu hụt lao động cũng ảnh hưởng tới sản lượng. 

Điều đó có nghĩa chỉ những sản phẩm thuỷ sản chế biến được dự trữ trước đó mới có thể được xuất khẩu ra nước ngoài. 

Tuy nhiên sự sụt giảm nhu cầu của người mua cũng khiến các công ty xuất khẩu lao đao. 

Tara Ranjan Patnaik, chủ tịch của Falcon Marine Exports, công ty xuất khẩu tôm tươi và đông lạnh lớn nhất Ấn Độ với doanh thu hơn 15 tỉ rupee (tương đương 20 triệu USD) cho hay “Đây là một năm rất tồi tệ cho ngành xuất khẩu thuỷ sản Ấn Độ. Giá cả giảm do xuất khẩu bị đóng băng. 

Nhu cầu đã được kí kết giữa các nước nhập khẩu. Chính phủ Ấn Độ đang nỗ lực thúc đẩy ngành xuất khẩu đang gặp khủng hoảng bởi COVID-19. Phương tiện và nhân lực không đủ để vận chuyển hàng hoá. 

Các công ty xuất khẩu cũng cần phải có đầy đủ giấy chứng nhận từ Cơ quan phát triển xuất khẩu thuỷ sản MPEDA”. 

Tuy nhiên MPEDA gợi ý Ấn Độ xuất khẩu 13% tổng sản phẩm thuỷ sản sang Trung Quốc, quốc gia đang nhanh chóng trở thành một trong những thị trường tiêu thụ lớn của Ấn Độ với 13% thị phần. 

Chủ tịch của MPEDA, K S Srinivas cho biết tại Trung Quốc, tất cả những người mua đã dự trữ tốt hàng tồn kho của họ để đáp ứng nhu cầu cao nhất trong dịp Tết Nguyên đán và các đơn đặt hàng mới thường được đặt sau kì nghỉ đông bắc đến tuần thứ hai của tháng 2.

Sau khi dịch COVID-19 bùng phát, ngành xuất khẩu trở nên trì trệ do giai đoạn khó khăn của nên kinh tế. 

“Chúng tôi hi vọng sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát ngành xuất khẩu thuỷ sản sẽ cải thiện được tình trạng hiện tại, nhất là khi thuỷ sản được xem là lựa chọn hoàn hảo để xuất khẩu”. 

Vẫn còn quá sớm để dự đoán giá cả sẽ tăng do thiếu nguyên liệu Trung Quốc trên thị trường quốc tế.

Dữ liệu của Bộ Thương mại cho thấy doanh thu từ xuất khẩu thuỷ sản trong giai đoạn từ tháng 4/2019 đến tháng 1/2020 gần như không đổi ở mức 5,89 tỉ USD so với 5,84 tỉ USD cùng kì năm ngoái. 

Ấn Độ đã ghi nhận sản lượng 618 nghìn tấn cho giống tôm L.vannamei trong giai đoạn 2018-2019. 

Sản lượng của L.vannamei từ tháng 4 đến tháng 12/2019 là 610 nghìn tấn và ước tính sẽ vượt qua sản lượng năm ngoái.

MPEDA cho biết nguồn cung tôm từ Ấn Độ đầy hứa hẹn và đang gia tăng để vượt qua sản lượng xuất năm trước.

H.Mĩ