|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Dệt may đón 'gió mát' ngay từ đầu năm

15:10 | 08/04/2019
Chia sẻ
Dòng vốn đầu tư đổ vào ngành dệt may trong những năm gần đây đã và đang dần hoàn chỉnh chuỗi cung ứng dệt may trong nước, từ đó tạo ra các sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao hơn. Nhiều doanh nghiệp đã có đủ đơn hàng sản xuất cho 6 tháng đầu, thậm chí cả năm 2019.

Tín hiệu tốt từ cuối năm ngoái

Theo Bộ Công Thương, ngành dệt may, da giày trong quí I tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tốt. 

Vào thời điểm cuối năm 2018, đầu năm 2019, nhiều doanh nghiệp đã có đủ đơn hàng sản xuất cho 6 tháng đầu, thậm chí cả năm 2019. 

Dệt may đón gió mát ngay từ đầu năm - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Đáng chú ý, dòng vốn đầu tư đổ vào ngành dệt may trong những năm gần đây cũng đã và đang dần hoàn chỉnh chuỗi cung ứng dệt may trong nước, từ đó tạo ra các sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao hơn.

Chỉ số sản xuất ngành dệt tính chung 3 tháng tăng 10,2% so với cùng năm 2018. Chỉ số sản xuất trang phục tăng 10,3% so với cùng năm 2018. 

Một số sản phẩm trong ngành đạt mức tăng trưởng như vải dệt từ sợi tự nhiên ước đạt 136,1 triệu m2, tăng 8,8% so với cùng ; sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo ước đạt 265,8 triệu m2... Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc ước đạt 7,3 tỉ USD, tăng 13,3% so với cùng .

Bên cạnh đó, sản xuất và xuất khẩu của ngành da giày tiếp tục đạt tăng trưởng. Sản lượng giầy, dép da 3 tháng đầu năm ước đạt 62,9 triệu đôi, tăng 11,7%Kim ngạch xuất khẩu giầy, dép các loại ước đạt 3,97 tỉ USD, tăng 15,3%.

Dự kiến ban hành chiến lược phát triển ngành dệt may trước tác động của FTA, CN 4.0

Định hướng phát triển ngành dệt may, da giày, Bộ Công Thương cho biết thời gian tới Bộ sẽ nhanh chóng hoàn thiện Chiến lược phát triển ngày dệt may Việt Nam phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế để tận dụng các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết, cũng như phù hợp với tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Dự kiến, chiến lược này sẽ được ban hành trong năm 2019.

Bên cạnh đó, Bộ xây dựng các giải pháp xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm dệt may Việt Nam tại Mỹ và các thị trường quốc tế, chuẩn bị nguồn hàng hóa nhằm khai thác có hiệu quả các thị trường khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực từ đầu năm 2019.

Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan liên quan và địa phương tháo gỡ điểm nghẽn về dệt nhuộm, khuyến khích phát triển sản xuất vải, gia tăng giá trị sản xuất trong nước đối với các mặt hàng dệt may.

Bộ thực hiện các giải pháp để hỗ trợ, liên kết các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng dệt may, tăng dần tỉ lệ nội địa hóa, đáp ứng quy tắc xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan; đồng thời chú trọng khâu thiết kế mẫu mã, phát triển thương hiệu và hệ thống phân phối nhằm chiếm lĩnh thị trường nội địa, tăng trưởng xuất khẩu. 

Đức Quỳnh