|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Kiến nghị tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho TP HCM, Đồng Nai và Bình Dương

15:45 | 08/11/2021
Chia sẻ
TP HCM, Đồng Nai và Bình Dương là những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề do đại dịch COVID-19, do đó, Đại biểu Đỗ Thị Thu Hằng đề xuất tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho ba địa phương này nhằm tạo nguồn lực phục hồi, đầu tư cơ sở hạ tầng, y tế để cải thiện năng lực cạnh tranh, tăng sức chống chịu.

Phát biểu tại Kỳ họp thứ 2 của Quốc hội diễn ra ngày 8/11, Đại biểu Đỗ Thị Thu Hằng (tỉnh Đồng Nai) đã nêu ra những ảnh hưởng tiêu cực của làn sóng dịch COVID-19 bùng phát đối với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đặc biệt là TP HCM và những tỉnh lân cận.

Những tác động của đại dịch COVID-19 đã được phản ánh rõ trong bức tranh kinh tế của các tỉnh thành này. Tại TP HCM, GRDP 9 tháng đầu năm 2021 giảm 4,98% và tổng mức bán lẻ hàng hóa giảm 17,4% so với cùng kỳ. Trong khi đó, tại Đồng Nai và Bình Dương, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế đều tăng trưởng chậm,...

Theo bà Thu Hằng, dự báo GRDP của Đồng Nai, TP HCM, Bình Dương đều không đạt kế hoạch năm 2021, bên cạnh đó hàng triệu người lao động đã rời khỏi các địa phương này.

"Ngoài thiệt hại kinh tế, các tỉnh, thành này còn chịu ảnh hưởng nặng nề về sức khỏe, tinh thần của người dân,... có thể nói các tỉnh thành đã trải qua cơn bạo bệnh".

Bà Thu Hằng ví nền kinh tế các tỉnh phía Nam như một cơ thể đã lao lực, cần được hỗ trợ, ưu tiên nguồn lực để vực dậy và dần phục hồi. Do đó, bà đề xuất Quốc hội xem xét điều chỉnh tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho Đồng Nai, Bình Dương và TP HCM trong năm 2022 và các năm tiếp theo.

"Qua đó sẽ giúp các địa phương có nguồn lực phục hồi kinh tế bởi đây là những nơi bị dịch bệnh tàn phá nặng nề, cũng là tỉnh thành trọng điểm về phát triển khu công nghiệp, có năng suất lao động cao nhất, đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước", vị Đại biểu cho hay.

Giải thích thêm về đề xuất của mình, bà Thu Hằng nhận định: "Khi tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách được nâng lên, các tỉnh thành này sẽ có nguồn lực để phục hồi, đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, y tế và cải thiện năng lực cạnh tranh, chống chịu trong bối cảnh dịch bệnh còn nhiều nguy cơ, khó đoán định...".

Trước đó, ngày 27/10, Bộ Tài chính đưa ra lấy ý kiến góp ý rộng rãi báo cáo công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 Chính phủ trình Quốc hội. Điểm nổi bật trong báo cáo là tỷ lệ điều tiết để lại cho ngân sách TP HCM trong năm sau dự kiến 21%, tăng thêm 3% so với giai đoạn 2016 - 2021.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Phương Trang

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.