|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

ĐBSCL: Giá cá tra thấp nhất trong 10 năm qua

07:18 | 06/07/2019
Chia sẻ
Chiều 5-7, ông Dương Nghĩa Quốc, Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam, cho biết: “Giá cá tra ở các tỉnh ĐBSCL tiếp tục sụt giảm rất mạnh, trong khi sức tiêu thụ chậm, dẫn đến nguy cơ thừa nguyên liệu, tồn kho ngày càng tăng.
f7a_yitx

Chế biến cá tra xuất khẩu

Chiều 5-7, ông Dương Nghĩa Quốc, Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam, cho biết: "Giá cá tra ở các tỉnh ĐBSCL tiếp tục sụt giảm rất mạnh, trong khi sức tiêu thụ chậm, dẫn đến nguy cơ thừa nguyên liệu, tồn kho ngày càng tăng. Tình hình đang hết sức căng thẳng".

Cụ thể, tại An Giang, Đồng Tháp, TP Cần Thơ giá cá tra sụt giảm nhiều ngày qua và đang tiếp tục giảm. 

Hiện tại, các nhà máy thu mua cá tra chỉ còn khoảng 19.000- 20.000 đồng/kg, thấp nhất trong khoảng 10 năm qua; với giá này người nuôi thua lỗ từ 3.000 - 5.000 đồng/kg.

Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, sau 2 năm (2017 và 2018) giá cá tra duy trì ở mức cao, trong đó năm 2018 có thời điểm cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL “sốt”, giá cá lên đến 35.000 - 37.000 đồng/kg và người nuôi thắng đậm.

Thế là năm 2019 này, nhiều nơi tăng diện tích làm sản lượng cá tra tăng cao. 

Trong khi đó, thị trường xuất khẩu gần đây gặp khó khăn; đặc biệt là thị trường Trung Quốc và thị trường Mỹ giảm liên tục từ đầu năm 2019 đến nay; ngoài ra chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ gây ảnh hưởng; rào cản kỹ thuật ở một số nước gây khó cho cá tra… 

Do việc xuất khẩu ra thế giới khó khăn, còn trong nước nguồn nguyên liệu tăng đã dẫn đến giá cá rớt thê thảm.

Giải pháp cấp bách lúc này là các địa phương nhanh chóng thống kê diện tích nuôi tăng bao nhiêu; sản lượng cá, nhất là cá tới lứa và quá lứa thu hoạch để có giải pháp hỗ trợ tiêu thụ. 

Các bộ ngành chức năng, hiệp hội, doanh nghiệp… đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ; nhất là tìm cách khôi phục lại 2 thị trường lớn là Trung Quốc và Mỹ càng sớm càng tốt.

 Mặt khác, nghiên cứu chính sách tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường mua cá trong dân nhằm hạn chế tình trạng cá quá lứa, giảm thiểu thiệt hại…

Huỳnh Lợi

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.