|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

ĐBQH 'truy vấn' cổ phần hóa TCT vận tải Thủy với giá chỉ bằng.... một căn nhà phố cổ!

17:01 | 28/05/2018
Chia sẻ
Đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre ông Lưu Bình Nhưỡng dẫn ra 2 ví dụ cổ phẩn hóa của Bộ GTVT gây xôn xao dư luận là Tổng Công ty Vận tải Thủy và Công ty Hàng hóa Nội Bài.
dbqh co phan hoa tong cong ty van tai thuy voi gia chi bangmot can nha pho co Dự chi khoảng 75 tỷ đồng, Chủ tịch Lê Viết Hải gom thêm 2 triệu cổ phần Hòa Bình
dbqh co phan hoa tong cong ty van tai thuy voi gia chi bangmot can nha pho co Còn nhiều vấn đề về doanh nghiệp cổ phần hóa sử dụng đất sai mục đích
dbqh co phan hoa tong cong ty van tai thuy voi gia chi bangmot can nha pho co Cổ phần hóa doanh nghiệp dầu khí hấp dẫn nhà đầu tư Đức, Nhật

Tại phiên họp Quốc hội chiều ngày 28/5, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận Tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể cho hay giai đoạn 2011 – 2016 Chính phủ giao cho Bộ cổ phần hóa 70 doanh nghiệp trong đó có 9 công ty mẹ và 61 công ty thành viên.

Trên thực tế, Bộ đã cổ phần hóa được 137 doanh nghiệp trong đó 12 doanh nghiệp là tổng công ty, phần còn lại là doanh nghiệp trực thuộc. Số tiền thu về từ việc cổ phần hóa 12 tổng công ty đạt 2.785 tỷ đồng, cao hơn giá trị ước tính ban đầu là 2.153 tỷ đồng, thặng dư hơn 600 tỷ đồng. Còn 133 doanh nghiệp, giá trị thu về 4.184 tỷ đồng, thặng dư 1.284 tỷ đồng. Bộ trưởng cho biết thêm có 18 doanh nghiệp sau khi được cổ phần hóa mặc dù doanh thu chỉ tăng 15% nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng tới 194%, tương đuơng tăng 40%/năm. Thu nhập lao động cũng tăng 32% trong vòng 4 năm.

Tuy nhiên, phản bác ý kiến trên, Đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre ông Lưu Bình Nhưỡng dẫn ra 2 ví dụ cổ phẩn hóa của Bộ GTVT gây xôn xao dư luận.

dbqh co phan hoa tong cong ty van tai thuy voi gia chi bangmot can nha pho co
Đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre ông Lưu Bình Nhưỡng. Ảnh: Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh.

Đầu tiên, ông cho rằng việc cổ phần hóa Tổng Công ty Vận tải Thủy với 10 doanh nghiệp thành viên và hàng trăm con tàu mà chỉ được định giá 327 tỷ, tương đương giá của một căn nhà phố cổ Hà Nội là không hợp lý. Người trực tiếp đứng ra tố cáo là nguyên Bí thư Đảng ủy, giám đốc Cảng Hà Nội. Tuy nhiên, kết luận lại chỉ nói rằng không tiếp nhận được hồ sơ cổ phần hóa, “quên” nhà đầu tư chiến lược. Bên cạnh đó, một phần khối tài sản khác không được đưa vào cổ phần hóa và được coi là “qũy đen” cổ phần hóa. Ông Nhưỡng cho biết thêm “Người mua doanh nghiệp đó cũng chính là người mua lại Xí nghiệp Điện ảnh Việt Nam với giá “bèo””.

dbqh co phan hoa tong cong ty van tai thuy voi gia chi bangmot can nha pho co

Ông Nhưỡng dẫn trường hợp thứ hai là việc cổ phần hóa Công ty Hàng hóa Nội Bài trực thuộc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam. Thậm chí, đội ngũ lãnh đạo cũng ngỡ ngãng, không biết công ty được cổ phần hóa lúc nào. Từ một công ty làm ăn tốt, bỗng dưng Công ty Hàng hóa Nội Bài hàng năm phải bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để thuê lại tài sản của chính công ty mà được cổ phần hóa theo chỉ định.

"Tôi không biết như thế nhà nước ta có được gì không, nhân dân có được gì không. Tôi không biết hiệu quả 137 DN CPH như nào, đề nghị đồng chí xem xét lại…”, ông Nhưỡng nói.

Tại buổi họp, ông Nhưỡng kiến nghị Chính phủ và Quốc hội xem lại quá trình cổ phần hóa 2 doanh nghiệp này.

Xem thêm

Đức Quỳnh