Đây là những lý do mà Trump sẽ không thể cứu nổi ngành than của Mỹ
Vấn đề từ môi trường mà Tổng thống Obama đã đi đầu trong việc yêu cầu phải có các quy định nghiêm ngặt hơn cộng thêm bối cảnh giá khí thiên nhiên quá rẻ đã tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt.
Bởi vậy, sự thay đổi của nước Mỹ khi tổng thống Trump lên nắm quyền đã khiến không ít người đang hoạt động trong ngành công nghiệp than hy vọng vào vận may có thể đảo ngược tình thế, nhất là sau khi họ nghe được những tuyên bố ủng hộ của Trump trong quá trình vận động tranh cử.
Tổng thống Trump chắc chắn sẽ làm hết sức mình để giúp ngành công nghiệp này, nhưng những sự kiện gần đây đã chỉ ra rằng để cứu được ngành than không hề dễ dàng. Canada gần đây đã công bố họ sẽ cắt giảm sử dụng than nhanh hơn dự kiến trước đó do những lo ngại về môi trường và cần thiết phải đặt ra sự quan tâm nhiều hơn. Đó là một ảnh hưởng đáng kể tới Mỹ khi Canada là quốc gia nhập khẩu than truyền thống lớn thứ năm của Mỹ.
Trump hay bất cứ ai có rất ít cơ hội để có thể khiến cho Canada mua than hơn. Hơn nữa, những quốc gia nhập khẩu than lớn thứ nhất và thứ hai của Mỹ là Hà Lan và Ấn Độ cũng đã giảm lượng mua trong vòng một năm qua.
Sự sụt giảm của Ấn Độ là đặc biệt quan trọng bởi vì Ấn Độ thực sự là niềm hy vọng cuối cùng cho khả năng phục hồi của ngành than tại Mỹ. Trong khi Ấn Độ đang xây dựng các nhà máy điện đốt than mới, họ không có gì đảm bảo cho nhu cầu nhập than của Mỹ sẽ tăng lên. Nhu cầu than của Ấn Độ trong những năm gần đây biến động không rõ ràng, có những thời điểm là lớn nhưng nhiều thời điểm sụt giảm. Và rõ ràng, một Ấn Độ lớn nhưng không đáng tin cậy đủ để cứu ngành công nghiệp than của Mỹ.
Còn với Trung Quốc, họ cũng đã đưa ra công suất phát điện đủ cho nhu cầu hiện tại, đồng thời với sự suy về kinh tế lúc này cùng các vấn đề về môi trường, nhân khẩu học, gần như không có khả năng nào Trung Quốc sẽ trở thành nước nhập khẩu than lớn từ Hoa Kỳ trong thời gian tới.
Xuất khẩu than của Mỹ đã giảm 24% vào năm 2015 và đã giảm 32% trong nửa đầu năm 2016. Tổng thống Trump đã tuyên bố sẽ giúp ngành công nghiệp than bằng cách xem xét lại các quy định về môi trường, giảm thuế để đầu tư vào cơ sở hạ tầng và kết thúc lệnh cấm về khai thác khoáng sản trước đó đã được tổng thống Obama đưa ra. Bằng cách này, Tổng thống mới chắc chắn có thể giúp giảm chi phí của ngành công nghiệp than, nhưng những vấn đề về nhu cầu của thế giới đang trở thành thách thức rất lớn.
Về cơ bản than đã mất một lượng lớn thị phần trong nước và ngoài nước với các hình thức khác nhau. Các loại năng lượng tái tạo như nhiên liệu sinh học biofuels giờ đây đã đóng một vai trò lớn trong tiêu dùng và làm trầm trọng hơn sự sụt giảm này, nhưng tỷ lệ của nhiên liệu sinh học khí đốt tự nhiên thực ra mới chỉ rất nhỏ, nguyên nhân chính là từ khí đốt tự nhiên. Sự dư thừa khí đốt tự nhiên của Mỹ đã tạo ra một áp lực rất lớn khiến giá than giảm và dẫn các nhà máy điện của Hoa Kỳ chuyển đổi hình thức sử dụng từ than sang khí tự nhiên.
Trump một lần nữa có thể sửa đổi lại quy định cho phép ưu tiên sử dụng các nhà máy điện từ than thay vì khí, giảm chi phí sử dụng than cũng như chi phí khai thác than, nhưng kể cả như vậy cũng không đủ lực để vực dậy ngành than về với vinh quang của nó trước đây như kỳ vọng.
Nhìn chung, các chính sách của Trump trong việc giảm chi phí và điều tiết lại hoạt động trong nước có thể là sự hỗ trợ lớn cho ngành, nhưng nó không phải là thuốc chữa bách bệnh đối với họ.