Đầu tuần ngày 3/6, giá tiêu trong nước neo cao ở mức 134.000 đồng/kg
Cập nhật giá tiêu
Tại thị trường trong nước
Khảo sát mới nhất cho thấy, giá tiêu hôm nay tiếp đà tăng 2.000 - 3.000 đồng/kg.
- TIN LIÊN QUAN
-
Giá tiêu hôm nay 4/6 tăng cao lên mức kỷ lục 144.000 đồng/kg 04/06/2024 - 06:00
Cụ thể, giá hồ tiêu được ghi nhận tại Gia Lai, Bình Phước và Đồng Nai sau khi tăng 2.000 đồng/kg và 132.000 đồng/kg.
Thương lái tại Đắk Lắk và Bà Rịa - Vũng Tàu đang thu mua hồ tiêu với giá 133.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg.
Cùng mức tăng trên, tỉnh Đắk Nông điều chỉnh giao dịch lên mức cao nhất là 134.000 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) | Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg) | Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Đắk Lắk | 133.000 | +3.000 |
Gia Lai | 132.000 | +2.000 |
Đắk Nông | 134.000 | +3.000 |
Bà Rịa - Vũng Tàu | 133.000 | +3.000 |
Bình Phước | 132.000 | +2.000 |
Đồng Nai | 132.000 | +2.000 |
Trên thị trường thế giới thế giới
Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) vào ngày 2/6 (theo giờ địa phương), giá giao dịch tiêu đen Lampung (Indonesia), giá thu mua tiêu đen Brazil ASTA 570 và giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA duy trì ổn định so với ngày 1/6.
Tên loại | Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn) | ||
Ngày 1/6 | Ngày 2/6 | % thay đổi | |
Tiêu đen Lampung (Indonesia) | 5.062 | 5.062 | 0 |
Tiêu đen Brazil ASTA 570 | 5.900 | 5.900 | 0 |
Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA | 4.900 | 4.900 | 0 |
Cùng thời điểm khảo sát, giá thu mua tiêu trắng Muntok và giá tiêu trắng Malaysia ASTA không có điều chỉnh mới.
Tên loại | Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn) | ||
Ngày 1/6 | Ngày 2/6 | % thay đổi | |
Tiêu trắng Muntok | 7.341 | 7.341 | 0 |
Tiêu trắng Malaysia ASTA | 7.300 | 7.300 | 0 |
Cũng giống như cà phê, giá hạt tiêu trong nước cũng tăng từ đầu năm đến nay. Nếu so với thời điểm đầu năm thì giá tiêu đã tăng hơn 30.000 đồng/kg. Nhiều chuyên gia dự báo, giá tiêu Việt Nam sẽ tiếp tục xu hướng tăng trong thời gian tới vì nguồn cung giảm, vụ thu hoạch còn dài tận tháng 2, tháng 3 năm sau, thông tin từ báo Pháp Luật Online.
Lý giải nguyên nhân giá tiêu tăng mạnh từ cuối tháng 5 đến nay, Ông Hoàng Phước Bính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai) cho biết, giá hạt tiêu tăng cao là do nguồn cung giảm, trong khi nhu cầu tiêu thụ lại tăng. Giá tiêu tăng nhanh vào thời điểm này là do vụ thu hoạch hồ tiêu vào tháng 2, tháng 3 đầu năm đã kết thúc với sản lượng mức thấp.
Nguyên nhân nữa, theo ông Bính, cũng giống như giá cà phê, giới đầu cơ trong nước cũng tập trung mua nhiều, giá nào cũng mua, giữ hàng chờ tăng giá cao hơn nữa để bán kiếm lời. Cũng do lo ngại nắng nóng, khô hạn khiến năng suất hồ tiêu ảnh hưởng, sản lượng vụ mùa tới cũng sẽ sụt giảm sản lượng như cây cà phê. Khi đó, giá hạt tiêu sẽ bắt đầu vào chu kỳ tăng giá mới.
Cập nhật giá cao su
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 7/2024 tăng 1,73% lên mức 341,1 yen/kg tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h00 (giờ Việt Nam).
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 5/2024 giảm 1,64% ở mức 15.015 nhân dân tệ/tấn.
Theo số liệu thống kê của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ, 3 tháng đầu năm 2024, Mỹ nhập khẩu 443,12 nghìn tấn cao su (HS: 4001, 4002, 4003, 4005), trị giá 893,49 triệu USD, tăng 0,2% về lượng, nhưng vẫn giảm 3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Trong đó, Indonesia, Thái Lan, Canada, Hàn Quốc và Bờ Biển Ngà là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su cho Mỹ trong 3 tháng đầu năm 2024. Trừ Canada, lượng cao su nhập khẩu của Mỹ từ các thị trường còn lại đều giảm so với cùng kỳ năm 2023, theo Bộ Công Thương Việt Nam.
Trong 3 tháng đầu năm 2024, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 12 cho Mỹ, đạt 7,66 nghìn tấn, trị giá 11,35 triệu USD, tăng 7,6% về lượng và tăng 15,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Thị phần cao su Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu cao su của Mỹ chiếm 1,73%, cao hơn so với mức 1,61% của 3 tháng đầu năm 2023.
Qua số liệu thống kê cho thấy, thị phần cao su của Việt Nam tại Mỹ còn thấp hơn nhiều so với thị phần cao su của các nước cung cấp khác, đặc biệt là In-đô-nê-xi-a (chiếm 23,78% tổng lượng nhập khẩu cao su của Mỹ) và Thái Lan (chiếm 14,23% tổng lượng nhập khẩu cao su của Mỹ).