|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Đầu tư ki ốt của đại gia Lê Thanh Thản (KỲ II): Chênh cả tỷ đồng trên thị trường thứ cấp

07:57 | 01/11/2018
Chia sẻ
Hiện giá bán ki ốt thuộc các dự án “vạn dân” của đại gia Lê Thanh Thản đều tăng mạnh trên thị trường thứ cấp, đạt mức chênh “khủng” lên tới hàng tỷ đồng.
dau tu ki ot cua dai gia le thanh than ky ii chenh ca ty dong tren thi truong thu cap
Ki ốt thuộc các dự án “vạn dân” của đại gia Thản có mức chênh lên tới hàng tỷ đồng

Trên thị trường mua bán, mức tăng giá mạnh nhất thuộc về các ki ốt ở dự án HH Linh Đàm. Số lượng tòa nhà chỉ gấp đôi nhưng quy mô dân số gấp 6 lần Đại Thanh, do đó không khó hiểu khi các ki ốt thuộc HH có mức chênh “khủng” trên thị trường thứ cấp.

Giá bán tăng dần theo thời gian

Khoảng 4 năm trước, khi mới được mở bán, giá gốc của ki ốt HH Linh Đàm dao động từ 28-30 triệu đồng/m2. Với diện tích từ 30-70m2, người mua chỉ cần bỏ ra khoản tiền 1-2,5 tỷ là sở hữu được một căn ki ốt. Thế nhưng đến nay, giá bán các căn ki ốt đều đã tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba.

Theo khảo sát của phóng viên, giá bán ki ốt có xu hướng tăng dần qua các năm. Thời điểm đầu năm 2016, giá mỗi m2 ki ốt đã lên mức 45-50 triệu đồng/m2 thì đến nay, giá bán đã là 60-90 triệu đồng/m2. Đơn cử, một căn ki ốt có diện tích 35m2, view sân chung cư Linh Đàm, thời điểm 4 năm trước, anh Nguyễn Tài Tuấn bỏ ra hơn 1 tỷ để sở hữu thì đến nay có người trả lên tới 2,5 tỷ nhưng anh vẫn chưa đồng ý bán.

Anh Phạm Quảng Giao, môi giới một văn phòng địa ốc tại Hoàng Mai cho biết, cách đây 1 tháng, một căn ki ốt có diện tích hơn 30m2, nằm trên trục đường chính Nguyễn Hữu Thọ được giao dịch thành công với giá 2,7 tỷ. Cũng theo môi giới này, những căn có vị trí góc, mức chênh còn “khủng khiếp” hơn.

Dù không tăng giá mạnh như ki ốt HH Linh Đàm nhưng ki ốt Đại Thanh vẫn có giá bán cao và mức tăng tốt, ngược với xu hướng giảm giá của căn hộ. Năm năm trước, thời điểm mở bán, các ki ốt ở Đại Thanh, tùy từng vị trí, diện tích có giá gốc từ 26-28 triệu đồng/m2. Đến nay, giá chào bán và giao dịch thành công trên thị trường phổ biến ở mức 32-35 triệu đồng/m2.

Một ki ốt thuộc CT8C khu đô thị Đại Thanh, mặt tiền quay ra đường Phan Trọng Tuệ có giá gốc 28 triệu đồng/m2, nay được chào bán với giá 32 triệu đồng/m2. Trong khi đó, những ki ốt mặt tiền quay ra đường chính khu đô thị Đại Thanh (đường đôi) vốn có giá gốc 30 triệu đồng/m2 thì giá chào bán hiện tại là 34-35 triệu đồng/m2.

Theo các môi giới, vị trí của khu đô thị Đại Thanh không đẹp bằng HH Linh Đàm, quy mô dân số cũng không lớn bằng và một phần do ngay gần khu đô thị Đại Thanh có một khu chợ đã được quy hoạch nên “sức nóng” của ki ốt ở đây không bằng HH Linh Đàm.

Nguồn hàng khan hiếm

Dù giá bán tăng mạnh, đạt mức chênh cao nhưng trên thị trường mua bán, nguồn hàng rất khan hiếm. Chị Nguyễn Thị Hinh (Khương Mai, Thanh Xuân) đang có quá trình tìm hiểu các kênh đầu tư bất động sản và được một người bạn chia sẻ câu chuyện về lợi nhuận đầu tư ki ốt thuộc các dự án giá rẻ của Mường Thanh. Do đó, chị Hinh cũng “ngó nghiêng” phân khúc này và liên hệ với một vài môi giới đăng tin rao bán trên các trang thương mại điện tử.

Nhưng khi gọi điện, phần lớn các môi giới đều thông báo đã hết hàng và hứa sẽ liên hệ lại nếu có nguồn hàng mới. Sau khoảng 2 tuần chờ đợi, chị Hinh cho biết mới chỉ có duy nhất một môi giới báo có hàng. Bên cạnh đó, nhiều môi giới đăng tin rao bán ki ốt HH Linh Đàm, Đại Thanh nhưng khi khách gọi thì thông báo hết hàng và hướng khách sang ki ốt của chung cư khác hoặc các dự án shophouse (nhà phố thương mại) đang được mở bán trên thị trường.

Môi giới Phạm Quảng Giao cũng cho biết thêm, trên thị trường cho thuê, các ki ốt ở HH Linh Đàm, Đại Thanh được ví như “gà đẻ trứng vàng” với tỉ suất lợi nhuận lớn, an toàn và ổn định hơn gửi ngân hàng, chơi chứng khoán, mua vàng… nên rất ít người có nhu cầu bán, dù được trả mức chênh cao. Phần lớn họ đều chọn hình thức đầu tư lâu dài là mua rồi cho thuê lại.

Những người bán thường rơi vào trường hợp cần tiền gấp hoặc cần tập trung dòng vốn vào một vụ đầu tư khác nhưng những trường hợp này không nhiều.

Xem thêm

Bình Nguyên

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.